Ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt VNCH


Ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt VNCH

KBCHN: Nhân ngày 19 tháng 6 2011 sắp đến, tức là ngày Quân Lực VNCH, KBCHN sẽ lần lượt đăng tải các tài lệu về các quân trường, chiến sử các Quân Binh Chủng VNCH. Quý bạn mốn giới thiệu đơn vị vui lòng email thacmac52@yahoo.com. Nếu thấy bài viết này có giá trị vui lòng click vào RATE THIS (bên trái) dưới đề bài. KBCHN sẵn sàng nhận sửa đổi các chi tiết nếu độc giả cho biết chi tiết xác thật và được kiểm chứng. Trân trọng.

Slide show CSQG: http://picasaweb.google.com/112224521666821050234/20100830#

Click on any image to see full size

Trong phần tổng quát, nói về sự Hình Thành và Tổ Chức của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nó đã biến chuyển theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước. Nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, cũng không thể thiếu một đơn vị chuyên đảm trách các ”Công Tác An Ninh Tình Báo”, sau cùng gọi là ”Cảnh Sát Ðặc Biệt”, hay “Ngành Ðặc Biệt”.

“Ngành Ðặc Biệt” là hậu thân của “Ngành Công An”, ”Mật Vụ”… trước kia –Đệ I Cộng Hòa, …– vì Nhu Cầu Công Tác, nên được Cải Tổ Toàn Diện kể từ năm 1971, do Sắc-Lệnh Số 17A/TT/SL, ngày 1/3/1971 của Tổng Thống VNCH, thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia (trực thuộc Phủ Thủ Tướng), thay vì Tổng Nha CSQG trước kia (trực thuộc Bộ Nội Vụ).

Cũng theo tinh thần Sắc-Lệnh nói trên, “Ngành Ðặc Biệt” được Nới Rộng Quyền Hạn nhằm hữu hiệu hóa và thích ứng với các nhiệm vụ chuyên môn:

-Chức Vụ Chỉ Huy “Ngành Ðặc Biệt” ở mỗi Cấp và một số chức vụ liên quan đến việc khám xét, bắt giữ, điều tra các thành phần tình nghi hoặc các can phạm, là Chức Vụ Hữu Thệ, là Sĩ Quan Tư Pháp Cảnh Lại, Phụ Tá Biện Lý của Tòa Án Quản Hạt (trước đây, chỉ có Trưởng Phòng Cấp Tỉnh trở lên mà thôi).

-Các Cấp Chỉ Huy “Ngành Ðặc Biệt”, ngoài việc báo cáo theo ”Hệ Thống Hàng Dọc” những tin tức chuyên môn ghi nhận được, còn các sự kiện liên quan đến hoạt động của Cộng Sản, các Đảng Phái, các Tổ Chức Chính Trị Thân Cộng, có tính cách chiến thuật, còn được quyền báo cáo hoặc trực tiếp nhận chỉ thị từ các giới chức chỉ huy hành chánh ở Cấp thuộc hệ –Theo “Hệ Thống Dọc“– để có những Biện Pháp Đối Phó Thích Nghi, cho nhu cầu An Ninh tại các Địa Phương.

-”Ngành Ðặc Biệt” ở mỗi Cấp, được sử dụng Ám Danh, Ám Số đã được qui định. Mỗi Ám Danh, Ám Số tượng trưng cho từng phần vụ Chuyên Môn và Thứ Cấp của Ngành. Các Ám Danh đã được sử dụng trong Hệ Thống Tổ Chức “Ngành Ðặc Biệt”:

A: Tổng Thống.
B: Thủ Tướng Chính Phủ.
C: Tư Lệnh CSQG.
D: Phụ Tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt.
E: Phụ Tá Ðặc Biệt Cấp Khu, Bộ Chỉ Huy Thủ Ðô và Trưởng “E” Các Nha thuộc Khối Ðặc Biệt.
F: Phụ Tá Ðặc Biệt Cấp Tỉnh, Thị Xã, các Quận Ðô Thành – Sài Gòn.
Trưởng “F” các Sở thuộc các “E” tại Khối Ðặc Biệt, Trưởng “F” các Sở thuộc “E” Ðặc Biệt các BCH/CSQG Khu và BCH/CSQG Ðô Thành – Sài Gòn.
G: Phụ Tá Ðặc Biệt Cấp Quận, Trưởng “G” các Phòng thuộc các “E” Khối Ðặc Biệt, các “E” Ðặc Biệt Cấp Khu, Ðô Thành – Sài Gòn và các “F” Ðặc Biệt Cấp Tỉnh.
H và I: Trưởng Ban và Trưởng Tiểu Ban các bộ phận thuộc hệ “Ngành Ðặc Biệt” ở mỗi Cấp.

-Phương diện hoạt động, “Ngành Ðặc Biệt” được quyền sử dụng các Ám Danh và Ám Số. Các Ám Danh, Ám Số được phân định từ Cấp Trung Ương xuống Cấp Địa Phương, nhằm mục đích bảo mật các Công Tác Tình Báo được tổ chức.

A.- Hệ Thống Tổ Chức Ngành Ðặc Biệt.

“Ngành Ðặc Biệt” được điều hành bởi Phụ Tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt. Trưởng Khối Ðặc Biệt là vị Chỉ Huy cao nhất của “Ngành Ðặc Biệt”, được bổ nhiệm bằng Nghị-Định của Tổng Thống và được xếp ngang hàng với chức vụ Tổng Giám Ðốc –Lực Lượng CSQG, có ba (3) Chức Vụ được bổ nhiệm bằng Nghị-Định của Tổng Thống, đó là: Tư Lệnh Phó, Trưởng Khối Ðặc Biệt và Chỉ Huy Trưởng CSQG Thủ Ðô. Còn Tư Lệnh CSQG được bổ nhiệm bằng Sắc-Lệnh của Tổng Thống.
Trưởng Khối Ðặc Biệt được Phụ Tá bởi Phó Trưởng Khối.

I.- Khối Ðặc Biệt.

Tại Khối Ðặc Biệt, có nhiều Nha (E), do các Giám Ðốc Nha điều hành. Các Nha có cơ cấu thống thuộc, được tổ chức từ Trung Ương xuống Địa Phương:

-Nha Tình Báo (E). Thu thập báo cáo từ các nơi, các Địa Phương, vào mỗi buổi sáng hàng ngày, để nhật tu, đánh giá tình hình hoạt động của bạn và địch trong 24 giờ qua, hoặc những tin tức của các Đảng Phái, các tổ chức Sinh Viên Học Sinh, các Tôn Giáo có những hoạt động bất lợi cho An Ninh và Chính Trị để trình Cấp Trên (Thủ Tướng hoặc Tổng Thống) có biện pháp thích nghi,
-Nha Ðiều Hành Công Tác (E). Theo dõi tất cả mọi diễn tiến Công Tác của các Mật Báo Viên, Tình Báo Viên diện địa cũng như xâm nhập trên toàn quốc… để đánh giá theo từng chu kỳ, hầu tránh những sự trùng lặp, những hoạt động Nhị Trùng hoặc bị lợi dụng mà cung cấp tin tức Quốc Gia cho Cộng Sản v.v… Phục vụ tại Nha này phần đông là Sĩ Quan và phải qua một hoặc nhiều khóa tu nghiệp chuyên môn.
-Nha Phản Tình Báo (E). Cài người vào các tổ chức Thanh Niên, Sinh Viên, Nghiệp Doàn, Hiệp Hội, Dảng Phái, Tôn Giáo và Chính Trị để nắm đầy đủ Mục Đích, Tôn Chỉ hoạt động, thành phần Nhân Sự… để phát hiện các phần tử Cộng Sản len lỏi, trà trộn vào các Tổ Chức…
-Nha Yểm Trợ (E).
Tại Khối Ðặc Biệt còn có các Nha, Phòng trực thuộc. Các Nha, Phòng này không có cơ cấu trực thuộc tại các Địa Phương, được điều hành bởi các Giám Ðốc và các Trưởng Phòng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị Trưởng Khối Ðặc Biệt, gồm:
-Nha Công Tác (E).
-Trung Tâm Thẩm Vấn Trung Ương (D).
-Trường Tình Báo Trung Ương (D).
-Thanh Tra Khối Ðặc Biệt (D).
-Văn phòng Khối Ðặc Biệt (D).
-Phòng An Ninh (G).

Các Nha (D, E) thuộc Khối Ðặc Biệt được tổ chức thành nhiều Sở (F), Phòng (G), Ban (H) và có nhiệm vụ chuyên môn khác nhau.
Trưởng Cơ Quan Nha (D, E) được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều Sở.
Trưởng Cơ Quan các Sở (F) được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều Phòng.
Trưởng Cơ Quan các Phòng (G) được xếp ngang hàng với chức vụ Chủ Sự.
Trưởng các Ban (H) được xếp ngang hàng với chức vụ Trưởng Ban.

II.- Ngành Ðặc Biệt Cấp Khu Và Ðô Thành.

“Ngành Ðặc Biệt” Cấp Khu và Ðô Thành – Sài Gòn được gọi là “E” Ðặc Biệt Khu hoặc “E” Ðặc Biệt Ðô Thành – Sài Gòn, do Trưởng “E” Ðặc Biệt điều khiển. Trưởng “E” được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều Sở.
“E” Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô có các Sở (G) và Phòng (G) trực thuộc:
-Sở Nghiên Cứu (F).
-Sở Công Tác (F).
-Sở Yểm Trợ (F).
-Sở Huấn Luyện (F).
-Trung Tâm Thẩm vấn. Có sự khác biệt giữa “E” Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô. Tại các BCH Khu, Trung Tâm Thẩm Vấn chỉ là Cấp Phòng (G Thẩm Vấn), nằm trong “F” Công Tác, còn tại BCH Thủ Ðô, có “F” Thẩm Vấn riêng, ngang hàng Cấp Sở, như các Sở (F) khác.
-Phòng Văn Thư Ðặc Biệt (G Văn Thư).
Các Sở thuộc “E” Ðặc Biệt có nhiều Phòng và Ban. Mỗi Phòng và Ban được phân định nhiệm vụ phụ trách khác nhau và có cơ cấu thuộc hệ tại các Tỉnh, Quận. Riêng Phòng Văn Thư (G Văn Thư) là bộ phận biệt lập, nhận chỉ thị trực tiếp từ Trưởng “E” Ðặc Biệt.

III.- Ngành Ðặc Biệt Cấp Tỉnh, Thị Xã.

“Ngành Ðặc Biệt” Cấp Tỉnh, Thị Xã biệt lập và Quận Ðô Thành – Sài Gòn được gọi là “F” Ðặc Biệt Tỉnh, “F” Ðặc Biệt Thị Xã và “F” Ðặc Biệt Quận Ðô Thành – Sài Gòn.
Ðứng đầu “Ngành Ðặc Biệt” Các Cấp là Trưởng “F” Ðặc Biệt hay là Phụ Tá Ðặc Biệt. Trưởng “F” Ðặc Biệt được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều Phòng.
Dưới Trưởng “F” có Sĩ Quan Phụ Tá và các Trưởng “G” điều khiển các Phòng chuyên môn:
-Phòng Nghiên Cứu (G).
-Phòng Công Tác (G).
-Phòng Yểm Trợ (G).
-Phòng Thẩm Vấn (G).
“F” Ðặc Biệt còn có Ban Văn Thư (H) biệt lập. Cấp số Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” Tỉnh, Quận Ðô Thành – Sài Gòn, Thị Xã được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo diện tích, dân số, vị trí chiến lược… Những “F” Ðặc Biệt Tỉnh loại A như Gia Ðịnh, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Tây Ninh v v… cấp số trên 600 Nhân Viên.

IV.- Ngành Ðặc Biệt Cấp Quận.

“Ngành Ðặc Biệt” Cấp Quận thuộc các Tỉnh được gọi là “G” Ðặc Biệt Quận, được điều hành bởi Trưởng “G” Ðặc Biệt Quận hay Phụ Tá Ðặc Biệt Quận. Trưởng “G” Ðặc Biệt Quận được xếp ngang hàng với Chủ Sự Phòng và có Sĩ Quan Phụ Tá Ðặc Biệt Quận giúp việc.
“Ngành Ðặc Biệt” Quận có các Ban và Tiểu Ban trực thuộc:
-Ban Nghiên Cứu (H).
-Ban Công Tác (H).
-Ban Khai Thác (H).
-Tiểu Ban Văn Thư và Yểm Trợ (I).
Nhân số “Ngành Ðặc Biệt” Cấp Quận được tổ chức tùy theo cấp loại, được ấn định bởi Trung Ương, dựa trên một số tiêu chuẩn và điều kiện như “Ngành Ðặc Biệt” Cấp Tỉnh.
Về phần tổ chức, sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập tới 2 đơn vị, đã có một thời đóng góp công sức, máu xương cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù Cộng Sản tại Miền Nam Việt Nam. Ðó là: Biệt Ðội Thiên Nga và Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt.

1) Biệt Ðội Thiên Nga.

Trước tháng 4/1975, ít người biết đến cái tên Thiên Nga của Biệt Ðội này. Như trong phần nhiệm vụ của “Ngành Ðặc Biệt” ở phần dưới đây, chúng ta thấy Cảnh Sát Ðặc Biệt hoạt động trong khắp mọi nẻo đường đất nước, từ nơi Thôn Quê hẻo lánh cho đến Thị Thành. Trước năm 1967, những hoạt động này đều do Nam Nhân Viên phụ trách. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, đến cuối năm 1967, Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt quyết định sử dụng thêm Nữ Nhân Viên trong các nghiệp vụ Tình Báo và Phản Tình Báo. Họ là những Nhân Viên Cảnh Sát được ngụy thức trong tất cả mọi ngành nghề cho dễ hoạt động, theo từng nhu cầu Công Tác được giao phó. Những Nữ Nhân Viên này lập thành một tổ chức mới: “Biệt Ðội Thiên Nga”. Từ Trung Ương (Khối Ðặc Biệt) cho đến Ðịa Phương (Ðặc Biệt Quận), Biệt Ðội này trực thuộc vào phần hành Công Tác Ðặc Nhiệm, như sau:
-Tại Khối Ðặc Biệt, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong tổ chức Ðặc Nhiệm của “E” Công Tác.
-Tại “E” Ðặc Biệt Cấp Khu và Thủ Ðô, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong “F” Công Tác.
-Tại “F” Ðặc Biệt Cấp Tỉnh và Quận Ðô Thành – Sài Gòn, Biệt Dội Thiên Nga nằm trong “G” Công Tác.
-Và tại “G” Ðặc Biệt Cấp Quận của Tỉnh, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong ”H” Công Tác.

Từ năm 1968 cho đến tháng 4/1975, với sự mới mẻ trong tổ chức và dễ ngụy thức hơn Nam Nhân Viên (trong một vài lãnh vực), Biệt Ðội Thiên Nga ở mọi nơi, mọi cấp, đã đem lại những thành quả đáng kể trong nhiệm vụ triệt hạ Cộng Sản xâm lược. Sau 30/4/1975, với sự trả thù của Cộng Sản đối với Nữ Nhân Viên Cảnh Sát trong những Biệt Ðội này, người ta mới biết đến Biệt Ðội này nhiều hơn…

2) Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt.

Trước tháng 4/1972, ở những Tỉnh có nhu cầu chiến lược về quân sự, đặc biệt trong các Công Tác đột kích truy nã…, một số Tỉnh có tuyển mộ những Nhân Viên Tình Nguyện, để thành lập những đơn vị “Thám-Sát Tỉnh” (PRU: Province Reconnaissance Unit). Họ được tuyển mộ, huấn luyện, trả luơng và điều hành bởi Cố Vấn Mỹ, nhưng đặt dưới sự sử dụng của ông Tỉnh Trưởng sở tại, trong nhiệm vụ chính yếu là Tiêu Diệt Hạ Tầng Cơ Sở Cộng Sản. Sau tháng 4/1972, vì nhu cầu Việt Nam Hóa Chiến Tranh, đơn vị Thám Sát này không còn được Mỹ trả lương nữa, nên giao cho các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh quản trị nhân sự và trả lương cho họ. Ðơn vị này đặt dưới sự sử dụng của các Ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt Địa Phương và được đổi tên thành “Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt”. Dù được chuyển qua Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nhưng ông Tỉnh Trưởng vẫn có quyền xử dụng biệt đội này trong các Công Tác truy kích, Tiêu Diệt Các Hạ Tầng Cơ Sở và các Tổ Chức liên hệ của Cộng Sản. Ðối với Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, sau khi có thêm Biệt Ðội Thám Sát, cùng với đơn vị võ trang sẵn có là Cảnh Sát Dã Chiến, công việc tiêu diệt tổ chức và cán binh Cộng Sản trở nên hữu hiệu rất nhiều, mà cho tới nay, có nhiều chiến tích hãy còn ghi lại trong ký ức của anh chị em Cảnh Sát Quốc Gia.

B.- Nhiệm Vụ Ngành Ðặc Biệt.

“Ngành Ðặc Biệt” có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Thượng Tầng Trung Ương xuống Hạ Tầng Cơ Sở Ðịa Phương. Vì nhiệm vụ được giao phó có tính cách chuyên môn, đa diện và đòi hỏi tính đa năng, do đó “Ngành Ðặc Biệt” đã được nghiên cứu và phân chia ra nhiều bộ phận chuyên môn. Tuy khác nhau về phần vụ đảm trách, nhưng các cấp “Ngành Ðặc Biệt” đều có cùng chung nỗ lực hoạt động, để ngày càng nâng cao hiệu quả của Công Tác Tình Báo và Phản Tình Báo.

I.- Tình Báo.

Ðối tượng Tình Báo của “Ngành Ðặc Biệt” là Cộng Sản và các Tổ Chức Ngoại Vi của Cộng Sản. Trong lãnh vực này, “Ngành Ðặc Biệt” đã tổ chức các Hệ Thống Tình Báo:

a) Tình Báo Diện Ðịa. Hệ Thống này qui tụ các Cảm Tình Viên, Mật Báo Viên dùng làm tai mắt của “Ngành Ðặc Biệt” trong việc theo dõi, nắm tin tức về tổ chức, hoạt động v.v… của Cộng Sản tại Địa Phương.

b) Tình Báo Xâm Nhập. Những đối tượng được “Ngành Ðặc Biệt” chấm định, điều tra, móc nối hoặc khống chế để sử dụng trong Công Tác Tình Báo. Mục tiêu xâm nhập thì không thể giới hạn ở bất cứ một tổ chức nào của Cộng Sản, có thể từ Cấp Xã Ủy… Tỉnh Ủy, Trung Ương Cục và cao hơn nữa trong guồng máy Lãnh Dạo của Cộng Sản Bắc Việt. Tình Báo Viên xâm nhập là các đối tượng được “Ngành Ðặc Biệt” móc nối và giao phó Công Tác. Tình Báo Viên cũng có thể là những người không có liên hệ gì với Cộng Sản, nhưng được “Ngành Ðặc Biệt” chấm định, tuyển mộ, huấn luyện và tìm cách cho xâm nhập vào các tổ chức Cộng Sản qua một số mục tiêu mà “Ngành Ðặc Biệt” đã chọn lựa.

Những Mật Báo Viên và Tình Báo Viên xâm nhập là “Ăn Sâu Trèo Cao” và cả hai Loại này đều phải trải qua các giai đoạn Thử Thách Công Tác dưới sự Hướng Dẫn, Giám Sát của các “Cán Bộ Ðiều Khiển“ và đánh giá của “Ngành Ðặc Biệt” từ khi “Ðầu Mối“ được phát triển cho đến khi bước vào “Kế Hoạch Công Tác“. Những tin tức được cung cấp do các “Công Tác Xâm Nhập“ đa số có độ Tín Cẩn và Giá Trị cao hơn so với những tin tức của mạng lưới Tình Báo Diện Ðịa.

c) Tình Báo Nhân Dân. Hệ Thống Tình Báo được phát động và hình thành một cách công khai trong quần chúng, trong các Cơ Quan công quyền và ngay cả trong Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia (những phần vụ không chuyên trách về Tình Báo). Hệ Thống Tình Báo Nhân Dân này được thành lập, dựa trên quan niệm và tinh thần xem việc chống Cộng Sản là bổn phận và trách nhiệm chung của mọi người dân, không phân biệt dân chúng hay chính quyền.

Hệ Thống Tình Báo Nhân Dân được tổ chức từ Trung Ương đến tận Địa Phương Xã Thôn với sự yểm trợ của các vị Chỉ Huy Hành Chánh các cấp trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Nhân Dân. Sau khi phát động Hệ Thống Tình Báo Nhân Dân này, những Hộp Thư được thiết lập ở khắp nơi và những Nhân Viên Ðặc Nhiệm của Cảnh Sát Ðặc Biệt có nhiệm vụ đến thu nhận những báo cáo từ các Hộp Thư đó, tùy theo địa điểm mà có những giờ giấc cho thích hợp.

d) Kế Hoạch Phượng Hoàng. Kế Hoạch Tình Báo nhằm tiêu diệt các Hạ Tầng Cơ Sở Cộng Sản, chống lại sự khủng bố do chúng gây ra, được thực hiện do sự phối hợp của các Cơ Quan An Ninh Tình Báo tại mỗi Địa Phương, dưới danh nghĩa là “Ủy Ban Phượng Hoàng”. Do sự phối hợp này, Kế Hoạch Phượng Hoàng đã gây tổn thất nặng nề và làm cho Hạ Tầng Cơ Sở Cộng Sản phải Thất Điên Bát Đảo, có lúc tưởng chừng như không thể gây dựng lại được Cơ Sở.

Với các Hệ Thống Tình Báo được tổ chức Đơn Phương hay Phối Hợp trên đây, “Ngành Ðặc Biệt” ở mỗi Cấp đã thu thập được đầy đủ các tin tức liên quan đến chủ trương hoạt động của Cộng Sản về mặt chiến thuật, chiến lược. Ðặc biệt qua các Ðầu Mối, Mật Báo Viên, Tình Báo Viên xâm nhập, “Ngành Ðặc Biệt” đã phát hiện các tổ chức, nhân sự cùng các Cơ Sở liên quan của Cộng Sản ở các cấp, để từ đó có Kế Hoạch Phá Vỡ một phần hay toàn phần tùy theo tình hình và nhu cầu Công Tác.

Ngoài ra, “Ngành Ðặc Biệt” cũng chú trọng việc thu thập tin tức Tình Báo, phát hiện Hạ Tầng Cơ Sở Cộng Sản qua Công Tác thẩm vấn, phỏng vấn tù hàng binh…

II.- Phản Tình Báo.

Song song với Công Tác Tình Báo, “Ngành Ðặc Biệt” cũng chú trọng về Công Tác Phản Tình Báo. Ðó là Công Tác cài người vào các tổ chức Thanh Niên, Sinh Viên, Nghiệp Doàn, Hiệp Hội, Dảng Phái, Tôn Giáo và Chính Trị để nắm đầy đủ Mục Dích, Tôn Chỉ hoạt động, thành phần Nhân Sự… để phát hiện các phần tử Cộng Sản len lỏi, trà trộn vào các tổ chức nói trên, hầu làm ung thối hàng ngũ Quốc Gia và ngấm ngầm xúi giục một cách tinh vi những yêu sách, đấu tranh… gây bất lợi cho chính quyền.

Ngoài Công Tác Tình Báo để đối đầu với Cộng Sản, Công Tác Phản Tình Báo để theo dõi, cầm nắm các hoạt động về nội chính của các tố chức Quốc Gia hay đội lốt, trá hình, “Ngành Ðặc Biệt” còn có nhiệm vụ phải theo dõi, nghiên cứu và làm những phúc trình đặc biệt lên các giới chức Địa Phương về những vấn đề liên quan đến tình hình An Ninh, Chính Trị, Kinh Tế… trong lãnh thổ trách nhiệm với các đề nghị hữu hiệu để chính quyền xem xét và có biện pháp đối phó thích ứng.

C.- Nhân Viên Ngành Ðặc Biệt.

Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt”, là những người đã được điều chuẩn An Ninh và được tuyển chọn qua các Kỳ Thi Trắc Nghiệm về khả năng Tình Báo. Sau khi được tuyển chọn, tất cả phải trải qua các khóa huấn luyện chuyên môn được tổ chức ở Cấp Khu hoặc Trung Ương, tùy theo nhu cầu của phần vụ mà họ đảm trách hoặc cho nhiệm vụ tương lai mà họ sẽ thực hiện. Những khóa huấn luyện được tổ chức cho Cán Bộ và Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” gồm các khóa: Tình Báo và Phản Tình Báo Cao Cấp, Trưởng Phòng Ðặc Biệt, Lãnh Ðạo Chỉ Huy, “Cán Bộ Ðiều Khiển“, Phản Tình Báo và Tình Báo Sơ Cấp, Theo Dõi, Thiên Nga… Ngoài ra, “Ngành Ðặc Biệt” còn gởi một số Cán Bộ và Nhân Viên tham dự các khóa Tình Báo được tổ chức tại Mã Lai, Ðại Hàn và Hoa Kỳ.

Nhân Viên thi hành nghiệp vụ Tình Báo và Phản Tình Báo phải ngụy thức khéo léo và luôn luôn phải đề cao cảnh giác để tránh sự phát hiện của đối phương. Có một vài Địa Phương, khi tổ chức được hoàn chỉnh hơn, những Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” không nhất thiết phải vào Cơ Quan hay Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia, mà các Cán Bộ của đơn vị đến giao Công Tác trực tiếp tại các Nhà An Toàn, hay gián tiếp qua các Máy Truyền tin đặc biệt, do các Cố Vấn Hoa Kỳ trang bị cho. Cán Bộ và Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” đã phải lặn lội tận các Xã Thôn, trong từng khu vực hẻo lánh, có khi phải đi sâu vào vùng địch để tiếp xúc với các Cơ Sở hầu thu nhận tin tức, điều tra các thành phần tình nghi hoặc truy bắt các Cán Bộ Cộng Sản được phát hiện. Do đó, trong khi thi hành nghiệp vụ, Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” đã phải đương đầu với biết bao khó khăn và nguy hiểm. Nhiều Cán Bộ, Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” đã “âm thầm ra đi” hay bị thương tật trong suốt quá trình phục vụ cho Quê Hương, Xứ Sở.

Sau Ngày 30/4/1975, vì là ”Ðối Tượng” không đội trời chung của Cộng Sản, nhiều Cán Bộ và Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt” đã bị Cộng Sản hành quyết một cách dã man ở các Địa Phương sau khi chúng cưỡng chiếm Miền Nam và cũng không ít những Nhân Viên khác đã tự chọn lựa cho mình những cái chết đầy tiết liệt, trung dũng… Trong khi đó, biết bao Nhân Viên “Ngành Ðặc Biệt”, từ Hạ Sĩ Quan, Sĩ Quan, các cấp cũng đã nhận nhiều đòn thù của Cộng Sản, bị bức tử, bị giam cầm 5 năm, 10 năm, 17 năm trong các trại tù Cộng Sản, được thiệt lập từ Nam ra Bắc.

Sự hy sinh của “Ngành Ðặc Biệt” hết sức âm thầm trên khắp mọi nẻo đường đất nước mà những chiến công của họ cũng ít được mọi người biết đến: Cố Vấn Tổng Thống Huỳnh Văn Trọng là ai? Vũ Ngọc Nhạ là ai? Tổ Chức Binh Vận nào đã xử dụng tên Chủ Nhà Hàng Thanh Bạch ở Sài Gòn làm Cơ Sở đã bị “Sa Lưới“ cùng với hơn 150 Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan Nội Tuyến là ai? Và tin tức Tình Báo nào đã giúp cho VNCH thoát khỏi sự sớm sự bức tử bằng Hiệp-Ðịnh Paris dự định ký vào ngày 30 tháng 10 năm 1972 thay vì 27 tháng 1 năm 1973, giữa Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ? Nghị-Quyết 24 của Bộ Chính Trị Bắc Việt được lấy ngay trước khi được triển khai thành Nghị-Quyết 12 của Mặt Trận Giải Phóng là Nghị-Quyết gì?… và còn biết bao thành quả khác mà không thể kê khai hết được, vì mục đích của bài này không phải để nói lên những điều đó.

“Ngành Ðặc Biệt” thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH là một Ngành được giao phó nhiều trọng trách và nhân viên phải nhận chịu nhiều thử thách, cam go và mất mát. Một Ngành mà hầu hết Nhân Viên các cấp đều sống trong cảnh thanh bần, là Ngành “Quyền Rơm, Vạ Ðá”!

Ðôi dòng ngắn ngủi, chúng tôi, khi viết bài này với tất cả chân tình, xin Ðốt Nén Hương Lòng Tưởng Niệm Anh Linh các Chiến Sĩ thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nói chung, và “Ngành Ðặc Biệt”, nói riêng, đã nằm xuống cho Tổ Quốc.

Các Chiến Sĩ CSQG đã đi vào Cõi Hư Vô nhưng Tinh Thần Và Khí Phách của Người CSQG mà quý Chiến Hữu là Biểu Tượng Tinh Thần Và Khí Phách “Ngành Ðặc Biệt”, vẩn mãi mãi Trường Tồn.

Niềm Tự Hào của những Chiến Sĩ CSQG còn lại không thể không khởi xuất từ những Thành Tích và Tinh Anh đó.

Lịch Sử Ngành Cảnh Sát Quốc Gia VNCH

Nói đến Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người chỉ hiểu về những người chỉ có Nhiệm Vụ Giữ Gìn An Ninh Trật Tự, hoặc Điều Hòa Lưu Thông ở khắp các Thành Phố, Thôn Xóm… Không nhiều tài liệu ghi lại những Danh Xưng, Tổ Chức theo từng Giai Đoạn đổi thay của Lịch Sử: Từ Thời Pháp Thuộc, đến Thời Đệ I Cộng Hòa và Đệ II Cộng Hòa… Với sự trợ giúp của Quý Niên Trưởng –Những Bậc Tiền Bối trong Ngành Cảnh Sát Quốc Gia như: Lê Sơn Thanh, Trần Trần Trọng Sanh, Thành Phước Thành, Ðặng Văn Minh v.v…

A- Giai Đoạn 1: Thời Kỳ Phôi Thai.

Sau 19/12/1946, Pháp đã chiếm lại một số lãnh thổ trên các Miền Bắc, Trung và Nam đặt lại nền đô hộ trên các phần đất chiếm lại của Việt Minh. Tại các địa phương đó, Pháp đã trao lại cho các Chính Khách thân với họ để lập nền Hành Chánh địa phương.

Ngày 5/3/1947 Pháp cử Nghị Sĩ Emile Bollaert sang làm Cao Ủy Pháp tại Việt Nam. Một Ủy Ban Lâm Thời được thành lập tại Huế. Tại Bắc Phần, Pháp cho thành lập Ủy Ban Lâm Thời Hành Chánh và Xã Hội. Tại Miền Nam, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được Hội Ðồng Tư Vấn Nam Kỳ cử ra thành lập Chính Phủ Nam Kỳ. Tại mỗi địa phương đều thành lập lấy Cơ Quan An Ninh riêng để giữ gìn an ninh và trật tự cho chính quyền địa phương và bảo vệ phần nào dân chúng trở về sau cuộc chiến.

Về phía người Pháp, lập lại nền đô hộ với Sở Liêm Phóng Liên Bang và Địa Phương, có thẩm quyền và quyền hạn trên cả các Cơ Quan An Ninh địa phương.

Sau khi Pháp chiếm lại toàn ven lãnh thổ, họ cho thành lập những Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời, với các tên gọi như: Hội Ðồng Chấp Chánh Lâm thời ở Trung Phần, Hội Ðồng An Dân ở Bắc Phần và Chính Phủ Nam Kỳ ở Nam Phần.

Các Sở Công An được thành lập ở Hà Nội, Huế và Sai Gòn. Ở mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát, nhân viên là cựu công chức thuộc các Ngành An Ninh Pháp hoặc các Ngạch Hành Chánh hay Chuyên Môn trước năm 1945, và có một số được tuyển dụng tạm thời. Lương bổng do địa phương đài thọ. Chưa có hệ thống từ Trung Ương.

Năm 1948, Hàng Ðế Bảo Ðại đứng ra điểu đình với Bollaert để thành lập một Chính Phủ Lâm Thời và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Sắc Lệnh Số 48/SG ngày 18/2/1948 tổ chức các Cơ Quan trực thuộc Thứ Trưởng Nội Vụ, trong đó có một “Ty Giám Ðốc Cảnh Sát và Mật Thám Quốc Gia”.

Thi hành Thỏa Ước Việt – Pháp ngày 8/3/1949, công bố tại Điện Elysée, liên quan đến chủ quyền Việt Nam, một số bộ phận thuộc các Sở An Ninh Pháp bắt đầu chuyển giao cho chính phủ Việt Nam, nhưng công tác Tình Báo Chống Cộng vẫn do Sở Liên Phóng của Pháp đảm trách.

B- Giai Đoạn 2: Thời Kỳ Tổ Chức Có Hệ Thống.

Nghị Ðịnh Số 59/BNV ngày 24/4/1950 của Thủ Tướng, quy định việc tổ chức Ngành Công An và Cảnh Sát Quốc Gia. Một Nha Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Ðược thành lập tại Trung Ương. Mỗi phần có một Sở Cảnh Sát Công An: Hà Nội, Huế và Saigòn. Một tỉnh có một Ty Công An, mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát. Về hành chánh và lương bổng trực thuộc địa phương, còn chuyên môn trực thuộc Trung Ương. Ở mỗi quận thuộc tỉnh có một Chi Công An.

Ngày 14/6/1950 Sở Liêm Phóng và Cảnh Sát Pháp tại Hà Nội được chuyển giao cho phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Tháng 7/1951, tại Miền Trung, Thủ Hiến Trần Văn Lý cho thành lập Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần.

Sắc Lệnh Số 81/CA ngày 29/11/1951 thiết lập các Ngạch Cảnh Sát và Công An, ấn định thể thức tuyển dụng, ngạch trật, chỉ số long.v.v… Trong năm 1952 có 2 lần nhập Ngạch Cảnh Sát Công An cho nhân viên tùng sự tại các nơi. Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An trong thời kỳ này là Tổng Kiểm Tra Mai Hữu Xuân.

Ngày 23/6/1954 Ông Ngô đình Diệm về nước lập Chính Phủ với tư cách Thủ Tướng do Quốc Trưởng Bảo Ðại chỉ định. Nền Hành Chánh, Quân Sự và Cảnh Sát Công An tại Bắc Phần và các tỉnh Bắc Trung Phần đều triệt thoái vào Nam, từ Vĩ Tuyến 17 trở xuống.

Ngày 7/10/1954 các Cơ Quan An Ninh Pháp hoàn tất việc chuyển giao Cảnh Sát Công An cho Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An là Lai Văn Sang, thuộc Lực Lượng Bình Xuyên đảm trách.

Sắc Lệnh Số 120/CV ngày 25/10/1954 thiết lập các Ngạch Điều Khiển và cải tổ Ngành Cảnh Sát Công An.

Tổng Nha Cảnh Sát Công An, gồm có các Sở: Hành Chánh, Tư Pháp, Cảnh Sát Ðặc Biệt… Sở do Chánh Sở điều khiển. Sở chia ra phòng do Chủ Sự điều khiển.

Tại các Nha Phần, có các Phòng: Tình báo tổng quát, tình báo đặc biệt, hành chánh, kế toán, căn cước, tư pháp… do một Chủ Sự điều khiển. Các Chi ở Quận không thay đổi.

Ngày 26/3/1955, vào thời kỳ Bình Xuyên lộng quyền ở Sai Gòn, Nha Cảnh Sát Ðô Thành được thành lập, chỉ thuộc quyền Ðô Trưởng mà không thuộc quyền Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang. Sau những gây rối do Công An Xung Phong của Bình Xuyên tạo ra, gặp sự phản công của quân đội ở 3 mặt cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Ðường thuộc Xóm Củi và Phú Lâm, Lai Văn Sang được thay thế bởi Ðại Tá Nguyễn Ngọc Lễ do Nghị Định ngày 24/4/1955 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong Nghị Định này, cũng giải tán Công An Xung Phong. Sau đó, Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Nam Phần Nguyễn Văn Tôn cũng bị thay thế bởi Trung Tá Trần Vĩnh Ðắt. Trụ Sở Tổng Nha tạm di chuyển về bên hông Nha Cảnh Sát Ðô Thành đường Trần Hưng Ðạo.

Ngày 29/4/1955, một Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng được thành lập, từ đó đưa tới “Việc Trất Phế Bảo Ðạ”i, và Ông Ngô Ðình Diệm “được ủy nhiệm làm” Thủ Tướng để thành lập Chính Phủ mới. Sau những đợt di cư vào Nam, các Phòng, Sở của Nha Miền Bắc đều sung vào các Phòng mới thành lập, riêng nhân viên Cảnh Sát Công An các Ty Miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần đều sung vào Phòng Ðiều Tra Ðặc Biệt. Sau đó Tổng Nha được dời về bout Catinat (gần bưu điện) và có thêm một vị Phó Tổng Giám Ðốc –ông Nguyễn Văn Hướng, nguyên là Giám Ðốc Công An Bắc Phần. Tổng Nha Cảnh Sát và Công An trực thuộc Bộ Nội Vụ, do ông Bùi Văn Thinh làm Bộ Trưởng.

Cấp chỉ huy của các Nha lúc bay giờ là:

-Nha Cảnh Sát và Công An Nam Phần, ông Trần Bá Thành làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần, ông Nguyễn Chữ làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Cao Nguyên, ông Nguyễn Văn Hay làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát Ðô Thành, ông Trần Văn Tư làm Giám Ðốc.

Ngày 28/5/1955, Ðại Sứ Hoa Kỳ Freiderick Rheinardt trình ủy nhiệm thư, đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nền Hành Chánh, nói chung, và Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Trong chiều hướng canh tân, chính phủ nhờ Phái Bộ Hoa Kỳ phụ giúp việc huấn luyện Cảnh Sát Công An.

Ngày 24/10/1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng. Tổng Thống ký Sắc Lệnh Số 147/a/TTP chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần ra làm 2: Nha Cao Nguyên và Nha Trung Nguyên –Nha Cảnh Sát Công An Cao Nguyên và Nha Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần.

Tại Tổng Nha có Sở Trung Ương Tình Báo, phòng Tư Pháp, Phòng Hành Chánh, phòng Ngoại Kiều, phòng Nhân Viên và phòng Kế Toán.

Ngày 8/12/1956, Ðại Tá Phạm Văn Chiểu thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.

Ngày 6/6/1960, bắt đầu phát thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng Ðô Thành do Cảnh Sát Công An đảm trách.

Vào thời kỳ này, Ngành Cảnh Sát Công An có các Trung Tâm Huấn Luyện:

-Trung tâm huấn luyện Trung Cấp, thuộc Tổng Nha.
-Trung tâm huấn luyện Sơ Cấp tại Vũng Tàu.
-Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).

Ngày 13/11/1961, Ðại Tá Nguyễn Văn Y được cử làm Tổng Giám Ðốc thay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Dưới thời Ðại Tá Y nhiều thay đổi quan trọng trong Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Ngoài những nhiệm vụ thường lệ, còn có thêm một Cơ Quan Tình Báo khác, đó là Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

Theo Sắc Lệnh Số 146/NV ngày 27/6/1962, Ngành Cảnh Sát và Công An được hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia. Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty Cảnh Sát Quốc Gia mà thôi. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn… trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia gồm nhiều Sở, nằm trong 3 Khối chính: Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt, Khối Tư Pháp và Khối Hành Chánh. Mỗi Khối do một Phụ Tá Tổng Giám Ðốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:

-Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt: Nghiệp vụ về Tình Báo và Phản Tình Báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng Sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: Tình Báo căn bản, Tình Báo và Phản Tình Báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…
-Khối Tư Pháp: Cấp phát Căn Cước, Tổng Văn Khố, Giảo Nghiệm, Cảnh Sát Hành Chánh, điều tra Tư Pháp và Ngoại Kiều.
-Khối Hành Chánh: Nhân Viên, Kế Toán, Tiếp Liệu, Truyền Tin, Nội Dịch và Huấn Luyện.

Ngày 2/7/1963 bảy (7) Nha Cảnh Sát Quốc Gia được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Nam Trung Nguyên Trung Phần (Nha Trang), Nha Cao Nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sai Gòn.

Ðầu năm 1964, do Sắt Luật SL4/QP Ngành Hiến Binh Việt Nam được giải tán và sau đó một phần nhân viên được chuyển qua Cảnh Sát Quốc Gia. Ở các Tỉnh Miền Nam, số Cảnh Sát hương thôn, Cảnh Sát Thị xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch Cảnh Sát Quốc Gia.

Sắc Lệnh Số 19/NV ngày 27/1/1965, qui định việc thành lập Đoàn Cảnh Sát Dã Chiến tại Tổng Nha. Sau đó, do Sắc Lệnh Số 42/NV ngày 17/7/1965, quy định tại Tổng Nha có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Một Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt.

Vào khoảng tháng 7 năm 1965, sau khi can thiệp và được Chính Phủ cho được Miễn Động Viên, Tổng Nha được tuyển dụng những nhân viên có bằng cấp Tú Tài trở lên được theo học các Khóa Sĩ Quan Cảnh Sát để thành những cấp chỉ huy tương lai. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được thành lập để đào tạo những người này thành những Biên Tập Viên (có Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (có Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Cho đến ngày 12/3/1966, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia mới được hợp thức hóa bằng Nghị Ðịnh Số 416/NÐ/NV. Thời gian học của các Sĩ Quan này là 1 năm. Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng ngày 1/3/1966 tại Trai Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sai Gòn. Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28/12/1982, nhằm ngày 14 tháng11 Năm Nhâm Tuất tại “Trại Tù Cải Tạo” Hà Sơn Bình, Bắc Việt). Sau đó. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới ở Thủ Ðức vào đầu năm 1969.

C- Giai Đoạn 3: Thời Kỳ Phát Triển.

Cuối năm 1966, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia dự trù tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Theo đó, Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch, gọi là Cảnh Sát Viên Phù Động Đồng Hóa Công Nhật, luơng bổng do viện trợ Hoa Kỳ đài thọ.

Sắc Lệnh Số 160/SL/AN ngày 30/10/1967 và được bổ túc bởi Sắc Lệnh Số 26/SL/NV ngày 12/3/1969 lại cải tổ Ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Các Sở thuộc Khối Hành Chánh được chia ra thành Khối Nhân Huấn và Khối Hành Chánh. Hai Khối này, một lần nữa sắp xếp lại thành Khối Huấn Luyện và Khối Quản Trị.

Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của Khối Yểm Trợ thành Khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây được xếp lại thành bốn (4) theo các Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sai Gòn.

Sắc Lệnh Số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia thay Tổng Nha trước đây và các hệ thống trực thuộc như sau:

-Bộ Tư Lệnh.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia của Tỉnh, Thành Phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu…) hay các Quận ở Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành Phố biệt lập.
-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia ở Xã hay Phường ở Thủ Ðô.

Sắc Lệnh Số 59/SL/NV ngày 22/6/1971, ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia giống như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có:

-Cảnh Sát Viên
-Trung Sĩ, Thượng Sĩ Cảnh Sát.
-Thiếu Úy, Trung Úy, Ðại Úy Cảnh Sát.
-Thiếu Tá, Trung Tá, Ðại Tá Cảnh Sát.
-Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng, Trung Tướng Cảnh Sát.

Mỗi cấp có nhiều bậc, để được cứu xét trong mỗi kỳ thăng thưởng hàng năm hay đặc biệt (đặc cách vì chiến công).

Việc cải chuyển từ Ngạch Trật cũ ấn định bởi Sắc Lệnh 81/CA ngày 19/11/1971 qua cấp bậc mới cho Nhân Viên Cảnh Sát Quốc Gia và cho Nhân Viên Biệt Phái được thực hiện từ tháng 7 năm 1971.

Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971.

Nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135.000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu của việc Việt Nam hóa chiến tranh chống với Cộng Sản Bắc Việt.

About Thiên Hạ Sự

Trang mạng lập nên để phản bác mọi xuyên tạc sự thật trong cộng đồng hải ngoại và nội địa Việt Nam
Bài này đã được đăng trong Muc Lục. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to Ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt VNCH

  1. Lịch Sử Ngành Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
    Tác Giả: Thanh Kim Pham
    Thứ Năm, 03 Tháng 6 Năm 2010 10:58

    Nói đến Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người chỉ hiểu về những người chỉ có Nhiệm Vụ Giữ Gìn An Ninh Trật Tự, hoặc Điều Hòa Lưu Thông ở khắp các Thành Phố, Thôn Xóm…
    Không nhiều tài liệu ghi lại những Danh Xưng, Tổ Chức theo từng Giai Đoạn đổi thay của Lịch Sử: Từ Thời Pháp Thuộc, đến Thời Đệ I Cộng Hòa và Đệ II Cộng Hòa… Với sự trợ giúp của Quý Niên Trưởng –Những Bậc Tiền Bối trong Ngành Cảnh Sát Quốc Gia như: Lê Sơn Thanh, Trần Trần Trọng Sanh, Thành Phước Thành, Ðặng Văn Minh v.v…
    A- Giai Đoạn 1: Thời Kỳ Phôi Thai.
    Sau 19/12/1946, Pháp đã chiếm lại một số lãnh thổ trên các Miền Bắc, Trung và Nam đặt lại nền đô hộ trên các phần đất chiếm lại của Việt Minh. Tại các địa phương đó, Pháp đã trao lại cho các Chính Khách thân với họ để lập nền Hành Chánh địa phương.
    Ngày 5/3/1947 Pháp cử Nghị Sĩ Emile Bollaert sang làm Cao Ủy Pháp tại Việt Nam. Một Ủy Ban Lâm Thời được thành lập tại Huế. Tại Bắc Phần, Pháp cho thành lập Ủy Ban Lâm Thời Hành Chánh và Xã Hội. Tại Miền Nam, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được Hội Ðồng Tư Vấn Nam Kỳ cử ra thành lập Chính Phủ Nam Kỳ. Tại mỗi địa phương đều thành lập lấy Cơ Quan An Ninh riêng để giữ gìn an ninh và trật tự cho chính quyền địa phương và bảo vệ phần nào dân chúng trở về sau cuộc chiến.
    Về phía người Pháp, lập lại nền đô hộ với Sở Liêm Phóng Liên Bang và Địa Phương, có thẩm quyền và quyền hạn trên cả các Cơ Quan An Ninh địa phương.
    Sau khi Pháp chiếm lại toàn ven lãnh thổ, họ cho thành lập những Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời, với các tên gọi như: Hội Ðồng Chấp Chánh Lâm thời ở Trung Phần, Hội Ðồng An Dân ở Bắc Phần và Chính Phủ Nam Kỳ ở Nam Phần.
    Các Sở Công An được thành lập ở Hà Nội, Huế và Sai Gòn. Ở mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát, nhân viên là cựu công chức thuộc các Ngành An Ninh Pháp hoặc các Ngạch Hành Chánh hay Chuyên Môn trước năm 1945, và có một số được tuyển dụng tạm thời. Lương bổng do địa phương đài thọ. Chưa có hệ thống từ Trung Ương.
    Năm 1948, Hàng Ðế Bảo Ðại đứng ra điểu đình với Bollaert để thành lập một Chính Phủ Lâm Thời và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Sắc Lệnh Số 48/SG ngày 18/2/1948 tổ chức các Cơ Quan trực thuộc Thứ Trưởng Nội Vụ, trong đó có một “Ty Giám Ðốc Cảnh Sát và Mật Thám Quốc Gia”.
    Thi hành Thỏa Ước Việt – Pháp ngày 8/3/1949, công bố tại Điện Elysée, liên quan đến chủ quyền Việt Nam, một số bộ phận thuộc các Sở An Ninh Pháp bắt đầu chuyển giao cho chính phủ Việt Nam, nhưng công tác Tình Báo Chống Cộng vẫn do Sở Liên Phóng của Pháp đảm trách.
    B- Giai Đoạn 2: Thời Kỳ Tổ Chức Có Hệ Thống.
    Nghị Ðịnh Số 59/BNV ngày 24/4/1950 của Thủ Tướng, quy định việc tổ chức Ngành Công An và Cảnh Sát Quốc Gia. Một Nha Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Ðược thành lập tại Trung Ương. Mỗi phần có một Sở Cảnh Sát Công An: Hà Nội, Huế và Saigòn. Một tỉnh có một Ty Công An, mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát. Về hành chánh và lương bổng trực thuộc địa phương, còn chuyên môn trực thuộc Trung Ương. Ở mỗi quận thuộc tỉnh có một Chi Công An.
    Ngày 14/6/1950 Sở Liêm Phóng và Cảnh Sát Pháp tại Hà Nội được chuyển giao cho phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Tháng 7/1951, tại Miền Trung, Thủ Hiến Trần Văn Lý cho thành lập Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần.
    Sắc Lệnh Số 81/CA ngày 29/11/1951 thiết lập các Ngạch Cảnh Sát và Công An, ấn định thể thức tuyển dụng, ngạch trật, chỉ số long.v.v… Trong năm 1952 có 2 lần nhập Ngạch Cảnh Sát Công An cho nhân viên tùng sự tại các nơi. Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An trong thời kỳ này là Tổng Kiểm Tra Mai Hữu Xuân.
    Ngày 23/6/1954 Ông Ngô đình Diệm về nước lập Chính Phủ với tư cách Thủ Tướng do Quốc Trưởng Bảo Ðại chỉ định. Nền Hành Chánh, Quân Sự và Cảnh Sát Công An tại Bắc Phần và các tỉnh Bắc Trung Phần đều triệt thoái vào Nam, từ Vĩ Tuyến 17 trở xuống.
    Ngày 7/10/1954 các Cơ Quan An Ninh Pháp hoàn tất việc chuyển giao Cảnh Sát Công An cho Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An là Lai Văn Sang, thuộc Lực Lượng Bình Xuyên đảm trách.
    Sắc Lệnh Số 120/CV ngày 25/10/1954 thiết lập các Ngạch Điều Khiển và cải tổ Ngành Cảnh Sát Công An.
    Tổng Nha Cảnh Sát Công An, gồm có các Sở: Hành Chánh, Tư Pháp, Cảnh Sát Ðặc Biệt… Sở do Chánh Sở điều khiển. Sở chia ra phòng do Chủ Sự điều khiển.
    Tại các Nha Phần, có các Phòng: Tình báo tổng quát, tình báo đặc biệt, hành chánh, kế toán, căn cước, tư pháp… do một Chủ Sự điều khiển. Các Chi ở Quận không thay đổi.
    Ngày 26/3/1955, vào thời kỳ Bình Xuyên lộng quyền ở Sai Gòn, Nha Cảnh Sát Ðô Thành được thành lập, chỉ thuộc quyền Ðô Trưởng mà không thuộc quyền Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang. Sau những gây rối do Công An Xung Phong của Bình Xuyên tạo ra, gặp sự phản công của quân đội ở 3 mặt cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Ðường thuộc Xóm Củi và Phú Lâm, Lai Văn Sang được thay thế bởi Ðại Tá Nguyễn Ngọc Lễ do Nghị Định ngày 24/4/1955 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong Nghị Định này, cũng giải tán Công An Xung Phong. Sau đó, Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Nam Phần Nguyễn Văn Tôn cũng bị thay thế bởi Trung Tá Trần Vĩnh Ðắt. Trụ Sở Tổng Nha tạm di chuyển về bên hông Nha Cảnh Sát Ðô Thành đường Trần Hưng Ðạo.
    Ngày 29/4/1955, một Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng được thành lập, từ đó đưa tới “Việc Trất Phế Bảo Ðạ”i, và Ông Ngô Ðình Diệm “được ủy nhiệm làm” Thủ Tướng để thành lập Chính Phủ mới. Sau những đợt di cư vào Nam, các Phòng, Sở của Nha Miền Bắc đều sung vào các Phòng mới thành lập, riêng nhân viên Cảnh Sát Công An các Ty Miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần đều sung vào Phòng Ðiều Tra Ðặc Biệt. Sau đó Tổng Nha được dời về bout Catinat (gần bưu điện) và có thêm một vị Phó Tổng Giám Ðốc –ông Nguyễn Văn Hướng, nguyên là Giám Ðốc Công An Bắc Phần. Tổng Nha Cảnh Sát và Công An trực thuộc Bộ Nội Vụ, do ông Bùi Văn Thinh làm Bộ Trưởng.
    Cấp chỉ huy của các Nha lúc bay giờ là:
    -Nha Cảnh Sát và Công An Nam Phần, ông Trần Bá Thành làm Giám Ðốc.
    -Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần, ông Nguyễn Chữ làm Giám Ðốc.
    -Nha Cảnh Sát và Công An Cao Nguyên, ông Nguyễn Văn Hay làm Giám Ðốc.
    -Nha Cảnh Sát Ðô Thành, ông Trần Văn Tư làm Giám Ðốc.
    Ngày 28/5/1955, Ðại Sứ Hoa Kỳ Freiderick Rheinardt trình ủy nhiệm thư, đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nền Hành Chánh, nói chung, và Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Trong chiều hướng canh tân, chính phủ nhờ Phái Bộ Hoa Kỳ phụ giúp việc huấn luyện Cảnh Sát Công An.
    Ngày 24/10/1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng. Tổng Thống ký Sắc Lệnh Số 147/a/TTP chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần ra làm 2: Nha Cao Nguyên và Nha Trung Nguyên –Nha Cảnh Sát Công An Cao Nguyên và Nha Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần.
    Tại Tổng Nha có Sở Trung Ương Tình Báo, phòng Tư Pháp, Phòng Hành Chánh, phòng Ngoại Kiều, phòng Nhân Viên và phòng Kế Toán.
    Ngày 8/12/1956, Ðại Tá Phạm Văn Chiểu thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.
    Ngày 6/6/1960, bắt đầu phát thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng Ðô Thành do Cảnh Sát Công An đảm trách.
    Vào thời kỳ này, Ngành Cảnh Sát Công An có các Trung Tâm Huấn Luyện:
    -Trung tâm huấn luyện Trung Cấp, thuộc Tổng Nha.
    -Trung tâm huấn luyện Sơ Cấp tại Vũng Tàu.
    -Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).
    Ngày 13/11/1961, Ðại Tá Nguyễn Văn Y được cử làm Tổng Giám Ðốc thay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Dưới thời Ðại Tá Y nhiều thay đổi quan trọng trong Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Ngoài những nhiệm vụ thường lệ, còn có thêm một Cơ Quan Tình Báo khác, đó là Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
    Theo Sắc Lệnh Số 146/NV ngày 27/6/1962, Ngành Cảnh Sát và Công An được hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia. Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty Cảnh Sát Quốc Gia mà thôi. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn… trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia gồm nhiều Sở, nằm trong 3 Khối chính: Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt, Khối Tư Pháp và Khối Hành Chánh. Mỗi Khối do một Phụ Tá Tổng Giám Ðốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:
    -Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt: Nghiệp vụ về Tình Báo và Phản Tình Báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng Sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: Tình Báo căn bản, Tình Báo và Phản Tình Báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…
    -Khối Tư Pháp: Cấp phát Căn Cước, Tổng Văn Khố, Giảo Nghiệm, Cảnh Sát Hành Chánh, điều tra Tư Pháp và Ngoại Kiều.
    -Khối Hành Chánh: Nhân Viên, Kế Toán, Tiếp Liệu, Truyền Tin, Nội Dịch và Huấn Luyện.
    Ngày 2/7/1963 bảy (7) Nha Cảnh Sát Quốc Gia được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Nam Trung Nguyên Trung Phần (Nha Trang), Nha Cao Nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
    Ðầu năm 1964, do Sắt Luật SL4/QP Ngành Hiến Binh Việt Nam được giải tán và sau đó một phần nhân viên được chuyển qua Cảnh Sát Quốc Gia. Ở các Tỉnh Miền Nam, số Cảnh Sát hương thôn, Cảnh Sát Thị xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch Cảnh Sát Quốc Gia.
    Sắc Lệnh Số 19/NV ngày 27/1/1965, qui định việc thành lập Đoàn Cảnh Sát Dã Chiến tại Tổng Nha. Sau đó, do Sắc Lệnh Số 42/NV ngày 17/7/1965, quy định tại Tổng Nha có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Một Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt.
    Vào khoảng tháng 7 năm 1965, sau khi can thiệp và được Chính Phủ cho được Miễn Động Viên, Tổng Nha được tuyển dụng những nhân viên có bằng cấp Tú Tài trở lên được theo học các Khóa Sĩ Quan Cảnh Sát để thành những cấp chỉ huy tương lai. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được thành lập để đào tạo những người này thành những Biên Tập Viên (có Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (có Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Cho đến ngày 12/3/1966, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia mới được hợp thức hóa bằng Nghị Ðịnh Số 416/NÐ/NV. Thời gian học của các Sĩ Quan này là 1 năm. Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng ngày 1/3/1966 tại Trai Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sai Gòn. Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28/12/1982, nhằm ngày 14 tháng11 Năm Nhâm Tuất tại “Trại Tù Cải Tạo” Hà Sơn Bình, Bắc Việt). Sau đó. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới ở Thủ Ðức vào đầu năm 1969.
    C- Giai Đoạn 3: Thời Kỳ Phát Triển.

    Cuối năm 1966, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia dự trù tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Theo đó, Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch, gọi là Cảnh Sát Viên Phù Động Đồng Hóa Công Nhật, luơng bổng do viện trợ Hoa Kỳ đài thọ.
    Sắc Lệnh Số 160/SL/AN ngày 30/10/1967 và được bổ túc bởi Sắc Lệnh Số 26/SL/NV ngày 12/3/1969 lại cải tổ Ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Các Sở thuộc Khối Hành Chánh được chia ra thành Khối Nhân Huấn và Khối Hành Chánh. Hai Khối này, một lần nữa sắp xếp lại thành Khối Huấn Luyện và Khối Quản Trị.
    Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của Khối Yểm Trợ thành Khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây được xếp lại thành bốn (4) theo các Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
    Sắc Lệnh Số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia thay Tổng Nha trước đây và các hệ thống trực thuộc như sau:
    -Bộ Tư Lệnh.
    -Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.
    -Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia của Tỉnh, Thành Phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu…) hay các Quận ở Thủ Ðô.
    -Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành Phố biệt lập.
    -Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia ở Xã hay Phường ở Thủ Ðô.
    Sắc Lệnh Số 59/SL/NV ngày 22/6/1971, ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia giống như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có:
    -Cảnh Sát Viên
    -Trung Sĩ, Thượng Sĩ Cảnh Sát.
    -Thiếu Úy, Trung Úy, Ðại Úy Cảnh Sát.
    -Thiếu Tá, Trung Tá, Ðại Tá Cảnh Sát.
    -Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng, Trung Tướng Cảnh Sát.
    Mỗi cấp có nhiều bậc, để được cứu xét trong mỗi kỳ thăng thưởng hàng năm hay đặc biệt (đặc cách vì chiến công).
    Việc cải chuyển từ Ngạch Trật cũ ấn định bởi Sắc Lệnh 81/CA ngày 19/11/1971 qua cấp bậc mới cho Nhân Viên Cảnh Sát Quốc Gia và cho Nhân Viên Biệt Phái được thực hiện từ tháng 7 năm 1971.
    Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971.
    Nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135.000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu của việc Việt Nam hóa chiến tranh chống với Cộng Sản Bắc Việt

    Thích

  2. Quangdien Ho nói:

    Ông Ngoại mình đã làm Cảnh Sát Đặc Biệt, ôi một thời, giờ còn đâu.
    Cảm ơn bài viết rất nhiều.

    Thích

Bình luận về bài viết này