Liên Thành chạy tội giết dân Quỳnh Lưu cho cộng sản?


Liên Thành chạy tội giết dân Quỳnh Lưu cho cộng sản

 

                                                                                             Trần Việt

Bài 2 : Lý do và diễn tiến Quỳnh Lưu khởi lọan

Trước khi tìm hiểu xem tại sao trong tập BĐMT ông Liên Thành lại cố ý đưa vụ biến cố Quỳnh lưu ra đầu tập sách. Chúng ta hãy lần tìm các dấu vết của vụ Quỳnh Lưu. Các dấu vết ấy xin được lần lược trình bày qua các tài liệu như sau:

Về cuộcnổi dậy của đồng bào Huyện Quỳnh Lưu có 5 bài viết . Trong đó hai bài cung cấp nhiều chi tiết là: Của Linh Mục (LM) Phan Phát Huồn trong tác phẩm Việt Nam Giáo Sử Quyển II do Cứu-Thế Tùng Thư xụất bản năm 1962, và của tác giả Cẫm Ninh phát hành trên mạng “Toàn Dân Lên Tiếng” ngày 4 tháng 8 năm 2009.Nội dung hai bài nầy rất giống nhau. Do dó, phần tác giả Cẫm Ninh chúng tôi chỉ trích đoạn để bổ túc cho phần của Linh Mục Phan Phát Huồn. Trong diễn Đàn Ba Cây Trúc(bacaytruc.com/index.php) cũng có bài viết có bài viết :”Kinh Nghiệm Lịch Sử Qua Cuộc Khởi Nghĩa Quỳnh Lưu 1956” của ông JB Nguyễn Văn Định thuộc Giáo họ Yê Lưu, xứ Thuận Nghĩa Giáo phận Vinh. Bài viết nầy cũng không khác gì mấy với hai bài của LM Phan Phát Huồn và Cẫm Ninh Ngoài ra. Con có ba tác giả khác cũng viết giống chủ đề, nhưng ngắn gọn hơn là Hoàng Ngọc Thành, Bùi Anh Trinh và Học giả cụ Hoàng văn Chí.

1/ Linh Mục Phan Phát Huồn: Tại phần tiểu đề:”Quỳnh Lưu đẫm máu (1956)” từ trang 74 đến trang 78, chúng tôi trích lại nguyên văn kể cả những lổi sai chánh tả, nhưng để câu văn rõ nghĩa, chúng tôi mạo muội để trong dấu ( ) chữ mà chúng tôi nghỉ là đúng)., Theo phần chú thích của tác giả LM thì bài viết nầy được phỏng theo các tài liệu: Thanh-hải: Đ.M.H.G.G và H B. Quỳnh-Lưu khởi nghĩa của nhà xuất bản Thanh-Hương-Sơn, vì những chữ viết tắc trong sách LM trích dẫn không được chú thích và chúng tôi cũng không hiểu nên xin để nguyên vẹn như thế để độc giả tùy nghi.

Sở dĩ chúng tôi chọn bài viết của LM Phan Phát Huồn làm bài chính vì LM nguyên là Trung Tá Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo Quân Lực VNCH, nguyên cựu tù nhân chính Trị Cộng Sản, tác giả bộ sách Việt Nam Giáo sử và nhiều bộ sách về Thần Học. Hiện LM đang là Tu sĩ thuộc Giòng Chúa Cứu Thế. Vì những giá trị về nhân thân, nên theo nhận định riêng của chúng tôi thì tiếng nói của LM có trọng lượng và vì vậy Liên Thành không thể viện những chuyện vu vơ để phán bác như Liên Thành đã từng thách thức tranh luận về quyển BĐMT nhưng khi ông Bảo Quốc Kiếm chấp nhận lời thách thức thì Liên Thành dựng chuyện ông Bảo Quốc Kiếm là Trung Sĩ Cảnh sát, là thu thuế chợ, là bài bạc và bị sa thải, và cuối cùng Liên Thành thực hiện kế thứ 36 “Đào vi thượng sách” là vừa chạy trốn vừa la làng rằng là không muốn nói chuyện với “hạ cấp” (chữ ông Liên Thành dùng – tôi không muốn bình luận thêm về tư cách Liên Thành vì chữ “hạ cấp” ông Liên Thành tưởng dùng để mạt sát người khác mà thật ra là Liên Thành đang tự mạt sát mình!}. Theo ông Bảo Quốc Kiếm tác giả tập sách “Huế ơi oan nghiệt” phản bác quyển BĐMT thì Bảo quốc Kiếm là bút hiệu, và tên thật là Trương Khôi, ông nguyên thuộc Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn phục vụ tại Huế.

Sau đây là nguyên văn của Linh muc Phan Phát Huồn nói về vụ Quỳnh Lưu dưới tiêu đề: “Quỳnh Lưu đẫm máu (1956) “ trong sách Việt Nam Giáo Sử từ trang 74 đến trang 78:

Lúc cái quái thai ”Nghị quyết sửa sai”ra đời, toàn thể nhân dân tỉnh Ngệ An đưa các thành phần giai cấp trong xã hội, các thanh thiếu niên thuộc các xã Quang trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Đức, Diễn Đông,, Diễn Nguyên, Minh Châu và các xã Đức Vinh, Hồng Thăng, Đại Gia, Yên Trung mở đại hội để tháo mở hết các phẩn nộ, tuôn hết những uất ức mà 10 năm chôn chặc trong tiềm thức trong đáy lòng họ. Trong cuộc đại hội ầy, nhân dân các xã nói trên mời cả Việt cộng thuộc cấp tỉnh và huiyện đến tham dự để chứng kiến cái tinh thàn đấu tranh đòi tự do của nhân dân.

Tại đại hội, nhân dân dũng cảm đứng lên công kích hành động phản dân phá đạo của ngụy quyền Hồ chí Minh và họ đã đồng thanh lập kiến nghị sau đây:

a-/ Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vụ linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.

b/- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ thiêu.

c./- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Đức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu xung công.

d./ Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Toàn thể nhân dân ở đại hội hòan tòan đồng ý thông qua và đồng ký, riêng các ủy viên Việt Cộng thì lầm lì căm tức trước những lời kết án cương quyết hùng hồn đanh thép của toàn thể đại hội. Ban đầu chúng nhất định không ký, nhưng với áp lực của hàng nghìn tinh thần cương quyết làm cho chúng đành phải ký vào quyết nghị.

Họ viết tờ báo cáo đầy đủ chi tiết đánh máy ra làm bốn bản; một bản để trình Tòa Thánh, nhờ sự trung gian của Đức Khâm sứ Dooley, một trao cho Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến, một gởi cho chủ tịch Hồ chính (chí) Minh.và một gởi cho chính quyền quôc gia miền Nam. Người ta đã tìm đủ mọi cách để chận đứng báo cáo ấy không cho lọt vào tay Ủy hội Quốc Tế kiểm sóat đình chiến.

Dân chúng không bị lừa đảo nữa, họ áp dụng phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông, nhân dân quyết tâm vịn vào quyết nghị Sửa sai của đại hội thứ 10 trung ương đảng Cộng sản để đòi lại chồng con đã bị giết, đòi lại tài sản đã bị tịch thu, đòi lại những cái gì đã bị Việt cộng cướp giật trong 10 năm kháng chiến và vịn vào mục đích đi lại trong bản nghị quyết để đòi Việt cộng phải cho họ di cư vào Nam. Khổ quá rồi, trong 10 năm qua, bây giờ người ta không muốn khổ nữa, người ta muốn được áo ấm cơm no, nhưng Việt cộng chỉ ban hành danh từ sửa sai chứ chẳng chịu san bớt phần ăn cho các dạ dày trống rỗng, do đó uất hận càng tràn ngập nông thôn. Người ta quyết tâm tìm mọi lối thoát khỏi thiên đường Cộng sản. Nhân dân đâu đấy đã viết đơn sẳn sàng chỉ chờ dịp là trao cho Ủy-hội Quốc -ế, để đòi Ủy -ội phải can thiệp để cho họ bỏ làng, bỏ nước, bỏ mồ mã ông bà cha mẹ, khăn gói ra đi lập lại cuộc đời bên kia bờ bến Hải.

Giữa lúa đó, được biết chiều ngày 9.11.1956, Ủy-hội Quốc-Tế sẽ đi qua Cầu Giát, để về Thủ-đô Hà-Nội, hằng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Đồng bào góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đứng ra đại diện họ. Sợ lỡ dịp tranh đấu, mấy ngàn đồng bào đã nằm xuống chắn ngang, xe vừa hãm bánh thì đồng bào đứng ngay dậy, 6 thanh niên đại diện trao cho Ủy hội mấy vạn bức thư chất đầy 3 bao bố. Sĩ quan Ấn-độ nói với đồng bào: Ông chỉ thuộc về tiểu ban lưu động không có thẩm quyền giải quyết việc nầy, nhưng ông sẽ đem về Hà Nội cho Trung ương ủy hội quyết định, thứ bảy sẽ trả lời.

Sau khi đó, hàng vạn tấm lòng được cởi mở, họ sung sướng sắp ra khỏi thiên đàng của Cộng sản. Họ tin tưởng ở ủy hội.

Trên dưới một vạn dân lành đã tập trung ở làng Cẩm trường mở cuộc hội nghị để chờ ngày thứ bảy.. Mấy ngày đêm họ bàn tán xôn xao. Họ liên hoan chiến thắng, họ ước mơ một trời Nam lộng gió, một trời Nam ngập tràn ánh sáng và tự do,nơi đó họ sẽ xây đắp cuộc đời của họ đã héo tàn bên kia bờ vĩ tuyến…

Giữa lúc hàng vạn người đang say xưa với ngày mai huy hoàng thì một tin làm tắt hẳn ánh sáng hi vọng đang cháy rừng rực trong tâm hồn họ: Quân đội Việt cộng hợp lực với Công an mang súng về giải tán họ, nhất định không cho họ di cư vào Nam, cuộc ấu đả bắt đầu.

Hàng vạn đồng bào tay không đánh nhau với hai đại đội vũ trang Việt cộng, súng nổ, lưu đạn tung rền đất, Cộng sản quyết tâm tiêu diệt đồng bào, đồng bào lớp nầy ngã gục, lớp kia tràn lên xông vào tầm súng của địch. Trong khi đồng bào đang chiến đấu thì các bà mẹ đánh trống chí tử để kêu gào những làng chung quanh hãy đem quân sang tiếp viện, nhân dân các làng tiếp viện bủa vây, thành một vòng khép chặt Cọng sản lại làm cho chúng tiến thóai lưỡng nan. Trước tình thế nguy ngập ấy, cộng quân một mặt liên lạc cầu viện binh, một mặt kêu cứu với Đức Giám mục Trần hữu Đức, nhờ ngài giải quyết cho, nhưng ngài đã trả lời:

– Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành.

Nhân dân các nơi góp tiền, góp gạo gởi về giúp nghĩa quân. Sáng ngày 13.11.1956, nghĩa quân toàn tỉnh tập họp tại Quỳnh Lưu, tổ chức cuộc biểu tình thị uy lực lượng và để đả đảo hành động dã man của cộng sản, họ hô lên các khẩu hiệu:

Luơng giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng nghĩa quân.

Lương giáo quyết tâm chống cộng sản khát máu.

Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt

Cuộc tuần hành kéo đến trước cửa ty Công an Nghệ an, nhưng Công an Việt cộng đã cao bay xa chạy từ bao giờ rồi, các nghĩa quân thi nhau nhảy lên nóc nhà ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đập vỡ những bức ảnh của bọn trùm đỏ. Xong cuộc biểu dương lực lượng , họ lại kéo nhau về Cẩm trường để chuẫn bị cuộc đấu tranh với Việt cộng.

Đêm 13.11.1956 đã có 3.000 thanh niên từ các làng Do Xuyên, Ba Làng, và Nông cống thuộc tỉnh Thanh hóa bí mật kéo vào, mang theo nhiều tiền và gạo để cùng nghĩa quân trường kỳ kháng chiến, Trong những đêm liên hoan, người ta đã nghe vọng lên những câu hát của các cô thôn nữ trong khắp các nẻo đường Quỳnh lưu:

“ Anh đi giết giặc lập công,

Con thơ em gởi mẹ bồng,

Để theo anh ra tiền tuyến,

Tiêu diệt đảng cờ Hồng,

Ngày mai giải phóng,

Tha hồ ta bế ta bồng con ta.

Chính lúc nghĩa quân chuẫn bị, Việt cộng đem quân bao vây Quỳnh lưu. Phụ lão đem con đi tản cư, ban chỉ đạo nghĩa quân về hầm nghiên cứu trận địa và chỉ huy tác chiến; thanh niên, thanh nữ, thiếu nhi mang lựu đạn, giáo mác, gậy gộc ra bảo vệ làng. Nghe tin 20.000 nhân dân ở Thanh hóa Nghệ an kéo đến cứu viện nghĩa quân Quỳnh lưu, ngụy quyền Việt cộng thấy nguy, truyền cho tướng Văn tiến Dũng huy động các lực lượng quân sự ở Thanh Hóa, Phủ Qùy và Đồng Hới để tiêu diệt nghĩa quân Quỳnh lưu.

Trước sức hùng hổ đó, nông dân vẫn quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền vang như sấm:”Hãy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.

Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Lúc cuộc đánh kết liểu Việt cộng xông vào các làng Thanh Dạ, Song ngọc, Cẩm trường bắt tất cả già trẻ lớn bé, đàn bà con nít giải đi, Nhà cầm quyền tra khảo để biết đích danh những người cầm đầu nhưng vô hiệu quả, mọi người dầu (đều) vỗ ngực tự xưng:”Tôi lãnh đạo cách mạng” ngay đến các em bé chín, mười tuổi mà cũng dõng dạc xưng :”chính tôi đứng lãnh đạo công cuộc cách mạng “ Bối rối, ngụy quyền phải trả tự do cho nhân dân nhưng Hồ chí Minh đâu có chịu thua, ông ra lịnh cho cán bộ vế bắt Linh mục xứ Cẫm trường và Song ngọc áp giải lên Hà nội, Linh mục Hậu và Linh mục Đôn cực cực phản đối:”Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”.Nhưng Việt cộng đâu có thèm nghe. Sau cùng trước họng súng đen ngòm, trước lưỡi lê tàn bạo, Linh mục Hậu và Linh mục Đôn phải để cho cán bộ kéo sườn sượt lên xe molotova bít kín chở về Hà nội..Chúng bắt hai Linh mục bước lên đài vô tuyến truyền thanh đổ lổi trên đầu nhân dân tất cả. Hai Linh mục không bằng lòng, Việt cộng đe dọa Linh mục Hậu, Linh mục Đôn không chịu nói, Việt cộng đổ lổi cho hai Linh mục đứng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân. Chúng tìm đủ mọi cách để cưỡng ép các Linh mục phải nói theo chúng. Nghĩ đến chuyện Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ quỳ, hai Linh mục ghê sợ đành phải tán tận lương tâm tuyên bố ngược lại sự thật Linh mục Hậu và Linh mục Đôn vừa khóc vừa nói trong nghẹn ngào đứt quãng

2/ Phần của tác giả Cẫm Ninh

04 August 2009

Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956


Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do.

Cẩm Ninh

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất có giá trị.

Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra khỏi Giới hạn suy nghĩ của lòai người.

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho Những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từbộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẫm Trường , nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3 ……………………………

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.

Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.

Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, Nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng , 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.

Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao ? chỉ là sự im lặng.

Ngoài hai tài liệu chính vì có nhiều chi tiết trong vụ Quỳnh Lưu, chúng tôi xin trích thêm một số bài viết ngắn khác nhằm trình bày rằng biến cố Quỳnh Lưu rất quan trọng trong giòng lịch sử đấu tranh hào hùng của Dân Tộc chống lại bạo quyền cộng sản Việt Nam

.

3/ Hoàng ngọc Thành:

Trong quyễn “Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945 – 2006 Lịch Sử Hiện Đại Việt Nam của tác giả Hòang Ngọc Thành Ph.D. Giáo Sư Tiến Sĩ Sử Học Nguyên Trưởng Ban Sử Địa và Cao Học Sử Đại Học Sư Phạm Sài Gòn do nhà Xuất bản Nghĩa Phú tại San jose California xuất bản năm 2009, tại phần 5 của tiểu đề Mức chống đối trang 531 tác giả cho biết về vụ nổi dậy Quỳnh Lưu như sau:

“Tiêu biểu cho sự chống đối của dân Miền Bắc là vụ nổi dậy tại Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An quê hương của chủ tịch HCM. Vào đầu tháng 11-1956, khi mà thời hạn rút quân đi và tiếp thu các vùng đã thực hiện xong trong 300 ngày theo hiệp định Geneva, tháng 7-1954. Vụ nầy được tiết lộ ra thế giới là nhờ sự hiện diện của một nhân viên Canada của Ủy Hội Quốc Tế kiễm Soát Đình Chiến. Nông dân đã bao quanh xe jeep của ông nầy và đưa các thỉnh nguyện xin di cư vào Nam theo hiệp định Geneva. Quân đội cộng sản can thiệp ngăn chận và bắt giữ những người đòi đưa thư thỉnh nguyện di cư vào Nam. Ngay đêm hôm ấy, nông dân nổi dậy trong xã ấy và các xã khác trong huyện Quỳnh Lưu. Từng đòan người kéo đi về tỉnh lỵ Vinh của tỉnh Nghệ An để đòi đi vào Nam. Tác giả Bernard Fall đã so sánh cuộc nổi dậy nầy giống như các cuộc biểu tình chống thực dân Pháp trong năm 1930.

HCM và đảng cộng sản vội biệt phái đại đoàn 325 đến dẹp cuộc nổi dậy một cách tàn bạo và dã man. Cũng theo Bernard Fall, gần 6 nghìn nông dân bị giết hay bị bắt giữ, đưa đi đày tại các vùng núi non xa xôi. Chế độ giấu kỹ vụ nổi dậy nầy nếu không có sự hiện diện của thành viên Canada trong Ủy Ban Kiễm Soát Đình Chiến. Sự đàn áp man rợ vụ nổi dậy nầy không được dư luận Quốc tế quan tâm đúng mức vì tình hình thế giới có những sự kiện “giật gân” hơn như vụ quân Anh, Pháp nhảy dù xuống chiếm kênh Suez, Ai Cập, vụ quân đội xô viết dẹp công nhân nổi dậy ở Poznon, Ba Lan, và tràn vào chiếm Hungary để lật đổ chính phủ Nagy-Maleter.

4/Bùi Anh Trinh:

Tác giả Bùi Anh Trinh trong tác phẩm khảo luận Bối cảnh Lịch sử Chính Trị Việt Nam Cận Đại & Hiện Đại phần Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Ngàn Năm tập Thượng do Làng Văn xuất bản tại Gia-nã-đại năm 2008 trang 822 phần có tiểu đề Vụ nổi dậy của dân chúng Nghệ An ghi nhận như sau:

Năm 1956, ngày 2-11, dân chúng tỉnh Nghệ An chận đường một xe của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm sóat đình chiến đưa đơn xin can thiệp cho được di cư vào Nam. Một bộ đội dùng báng súng để giải tán dân làng nhưng bị dân chúng đánh trả và tước mất súng. Người bộ đội trở lại với một số đồng đội nhưng bị nông dân kéo ra đông hơn chống trả kịch liệt. Tới chiều nông dân kéo tới càng đông và chuẫn bị kéo nhau lên tỉnh biểu tình. Hà Nội đưa Đại doàn 325 đến dẹp loạn, số người bị giết và bị bắt lên đến 6.000nguời. Ủy hội Quốc tế kiểm sóat đình chiến đánh động việc nầy với dư luận Thế giới; nhưng lúc nầy trùng hợp với vụ quân đội Liên Xô đàn áp nhân dân Hungaria nổi dậy chống Cộng sản, và vụ Tổng thống Ai cập cho phong tỏa kênh đào Suez cho nên dư luận thế giới không mấy chú ý đến vụ nổi dậy tại hai huyện Quỳnh Lưu và Đo Lương thuộc tỉnh Nghệ An.

5/ Hoàng Văn Chí:

Ông Hoàng văn Chí ghi lại những tài liệu lịch sử cận đại trong tác phẩm viết bằng Anh ngữ:”From colonialism ta communism” và nhà văn Mạc Định dịch sang Việt ngữ dưới tên:“Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” và được tác giả phụ chú thêm là: ”Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam” sách được dịch sang khoảng 15 thứ tiếng như Bồ Đào Nha, I-pha-Nho, Nh, Pháp.v…v… Riêng bản tiếng Việt được nhà xuất bản Chân trời mới xuất bản năm 1964.

Trong vụ biến động Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An năm 1956, ông Hòang văn Chí ghi nhận sự việc ấy như sau:

Vì thấy Đảng tuyên bố “sửa sai” mà không hề “sửa” những sai lầm căn bản, nên tại nhiều nơi, dân chúng thất vọng, trở nên công phẩn và nổi lọan thực sự. Có tin tại nhiều nơi (Bắc Ninh, Nam Định, v…v…) dân chúng nổi dậy, nhưng theo nguồn tin chính thức của Đảng thì “nhờ có sự khéo léo của quân đội nên đã tránh được nhiều vụ nghiêm trọng” .”Sự khéo léo của quân đội ” có nghĩa là trong mỗi nhá nông dân có ba người lính đến ở nhờ. Nhưng tháng 11 năm 1956, báo chí của Đảng cũng phải công nhận ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có một cuộc võ trang khởi nghĩa. Cách đấy ít lâu, một số người trong nhóm khởi nghĩa thất bại trốn thoát bằng thuyền vào Nam đã kể lại cho báo chí biết rõ chi tiết về vụ Quỳnh Lưu. Họ nói chừng hai chục ngàn nông dân chỉ có gậy gộc đã chống chọi với một sư dòan quân chíng quy.

Và tác giả đã đau buồn kết luân rằng “Sự thực thì dưới chế độ cộng sản không thể có một cuộc nội loạn nào có cơ thành công được”

Nhận xét riêng của người viết

1/ Nhận xét về 6 tác giả viết trong biến cố Quỳnh Lưu: Trong 6 tác giả nói lại biến cố Quỳnh Luu, chúng ta thấy có những chi tiết cần lưu ý :

a/ Theo LM Phan Phát Huồn và tác giả Cẫm Ninh thì nhân viên Ủy Hội Quốc Tế Kiễm Soát Đình Chiến là người Ấn Độ và tác giả Hòang ngọc Thành là người Canada

b/ Tác giả Bùi Anh Trinh và Hòang văn Chí không nói là người nuớc nào.

c/ Nhưng ông Hòang văn Chí tiết lộ một chi tiết quan trọng :” Cách đấy ít lâu, một số người trong nhóm khởi nghĩa thất bại trốn thoát bằng thuyền vào Nam đã kể lại cho báo chí biết rõ chi tiết về vụ Quỳnh Lưu”.

2/ Nguyên nhân của biến cố Quỳnh Lưu:

a/ Do sự uất hận từ lâu mà khởi đầu là những vụ đấu tố qúa nghiệt ngã do cộng sản chủ trương và thực hiện gây vô vàn oan khuất đau đớn thiệt hại quá lớn về nhân mạng và tài sản.

b/ Sự mất mát đau thương không chỉ ở giòng tộc, gia đình, cá nhân mà cả ở đức tin về tôn giáo (Phần đông là giáo dân Thiên Chúa giáo) như tài sản nhà thờ bị tịch thu, phá hủy hay trưng thu, các giáo sĩ bị giết hại, bị thủ tiêu, hay bị tù đày.

c/Ý thức đầu tiên của cuộc khởi loạn chỉ là cuộc tố cáo, rồi vì bị cộng sản dồn ép, cuộc tố cáo tiến lên bước cao là là đấu tranh, và cuối cùng vì sinh mạng bị đe dọ, đồng bào Quỳnh Lưu không còn phương thế nào hơn là phải chiến đấu để sinh tồn.

3/ Điều kiện để Quỳnh Lưu có cơ hội nổi dậy: Chúng ta hãy tạm chấp nhận ba yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa dù trên ngữ vựng chưa tròn đúng, nhưng về ý nghĩa thì cũng tương đồng.

a/ Thiên thời: sau những tổn thất quá lớn lao, lòng dân quá uất hận đủ dể đẫn cuộc bạo loạn, Hồ chí Minh và đảng cộng sản đưa ra chiến dịch sửa sai nhằm mị dân, khuất lấp tội ác. Đây chính là thời cơ tốt để những thực hiện những yêu sách chính đáng trả thù rữa hận cho những oan hồn, những cuộc đời cơ cực tủi nhục lầm than đã bị bạo quyền cộng sản thảm sát, hành hạ.

b/ Địa lợi: Cộng sản đã phản bội những cam kết của họ trong Hiệp định đình chiến Geneve dùng mọi mánh khóe gian xảo ngăn chận không cho người dân được di cư vào Nam như dân chúng hòai mong.

c/ Nhân hòa: Lòng dân đã sục sôi uất hận, về những hành động ngang ngược quen lề thói bản chất hung bạo của cán binh cộng sản. Thái độ cán bộ hống hách, mù quáng tin tưởng và tuân hành mọi chỉ thị của đảng cộng sản chính làm ngọn lữa phực cháy vô phương cứu chửa. Hành động họp hội nghị, viết đơn xin di cư vào Nam, biểu tình, xé cờ cộng sản, đập tượng ảnh các lãnh tụ cộng sản là chính là lời tuyên bố dứt khóat của Đồng bào Quỳnh Lưu rằng họ chấp nhận mọi hậu quả kể việc bị giết chết và họ chỉ có một mong muốn duy nhất được đáp ứng là di cư vào Nam; là nhiệt liệt chối từ sống chung với cộng sản.

4/ Biện pháp giải quyết vụ Quỳnh Lưu:Nếu đảng cộng sản chấp nhận cho đồng bào Quỳnh Lưu đuợc di cư vào Nam như đã ghi trong văn bản Hiệp Định Geneve, như hòai bảo, như lẻ công bằng thì những yêu sách như trong phần ghi nhận của LM Phan phát Huồn sẽ không phải là vấn đề và cũng sẽ không có cuộc khởi loạn Quỳnh Lưu. Nhưng tiếc thay bản chất cộng sản là tham tàn, chuyên chính và tàn sát nên cộng sản Việt Nam sẽ phải đứng trước vành móng ngựa về tội diệt chủng, chống nhân loại trong vụ Quỳnh Lưu.Và chắc chắn ông Phan Quang Đông hoàn toàn không có bất cứ một sự dính dấp gì trong vụ Quỳnh Lưu Khởi loạn chống cộng sản tàn ác và man trá xảo quyệt.

Điều nầy cho chúng ta thấy Liên Thành trí trá giảo hoạt, mượn sự kiện Quỳnh Lưu Khởi loạn chống cộng là có thật và cột ông Phan quang Đông vào nhằm hai mục đích là:

a- Cáo gian cho Phật Giáo thi hành chỉ thị cộng sản giết chết ông Phan Quang Đông, người nắm giữ then chốt ngành Tình báo Chiến lược của Miền Nam. Liên Thành còn sĩ nhục cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí vị danh tướngQLVNCH kẻ thực hiện mệnh lệnh của cộng sản và hệ lụy dẫn đến hôm nay Tổ quốc nguy vong.Phần cáo gian nầy đã có cơ sở lý luận để lên án buộc tội Liên Thành.

b/ Nếu căn cứ vào tài liệu được minh thị bằng văn bản trong quyển BĐMT của Liên Thành nguyên Thiếu tá Chỉ Huy Trưởng LL CSQG Tỉnh Thừa Thiên Huế, là giới chức có thẫm quyền cao cấp, là người phụ trách tình báo có tầm vóc cấp Quốc Gia thì cộng sản đã có cơ sở lý luận để chạy tội diệt chủng. Cộng sản sẽ bằng vào “tài liệu” nầy để giải biện trước bất cứ Tòa Án nào rằng cuộc khởi nghĩa tại Quỳnh Lưu chính là trận chiến giữa hai đối thủ trên chiến trường vì những chiến sĩ Quỳnh Lưu thực sự là đội quân do Phan Quang Đông cán bộ tình báo cao cấp miền Nam chỉ huy có cả súng đạn, vũ khí, tiền bạc, khí cụ kể cả máy móc truyền tin…Cọng sản dẫn trình bằng giấy trắng mực đen là tài liệu nầy do chính ông Cưu Thiếu tá Liên Thành công bố.

Trước Tòa án, nếu đồng bào Quỳnh Lưu khởi loạn do cộng sản lưu manh bội ước và dùng vũ lực đàn áp, dồn dông bào Quỳnh Lưu đến bức tường phải vùng lên tự vệ thì cộng sản sẽ bị tuyên án, bị trừng phạt. Nhưng nếu cuộc khởi loạn của Quỳnh Lưu do thế lực đối địch chỉ huy thì đây là chiến trường và cộng sản sẽ được xem vô tội hoặc giãm nhẹ.

Liên Thành chạy tội cho cộng sản như thế, rõ ràng như thế, đốn mạt như thế mà miệng lưởi lúc nào cũng hô hào chống cộng.

Liên Thành không thể chạy tội trước Lịch Sử vế tội đã vu cáo cho đồng bào Quỳnh Lưu là một thứ “Đội quân của Miền Nam làm công tác phá hoại an ninh công cộng Miền Bắc, chứ không phải do vì cộng sản phản bội Hiệp ước của chúng đã ky kết, cộng sản đã đàn áp đe dọa sinh mạng và tài sản và cuộc chống trả của đồng bào Quỳnh Lưu chỉ là một hệ lụy tất yếu và cộng sản phải hoàn toàn chịu tr1ch về biến cố đẩm máu nầy.

Tại sao LM Phan Phát Huồn ngài vừa là Giáo Sĩ Thiên Chúa Giáo La mã, mộ nhà thức khoa bảng, những người trức tiếp tham dự hoặc nghe kể lại từ những người trức tiếp tham dự trong vụ Quỳnh Lưu, các soạn giả, học giả tiếng tăm như cụ Hoàng văn Chí đều xác nhận cuộc bạo loạn Quỳnh Lưu như là một sự :”Tức nước vỡ bờ”. Duy chỉ có Liên Tha2nhca1o buộc vụ khởi nghĩa Quỳnh Lưu là do Phan qung Đông chỉ huy, diều khiển theo mệnh lệnh của chính quyền VNCH (Miền Nam) để chống lại chính quyền VNDCCH (cộng sản). Xem đó như là sự đối đầu cửa hai đội quân?

Xét như vậy, thì rõ ràng :

Liên Thành cố tình chạy tội cho cộng sản trong vụ cộng sản giết dân Quỳnh Lưu, Liên Thành đã phạm tội ác tày trời!

Và như thế, chúng ta cũng đã có thể đoán được ai là kẻ tích cực ủng hộ cho Liên Thành trong tập BĐMT và ủng hộ với mục đích gì.

About Thiên Hạ Sự

Trang mạng lập nên để phản bác mọi xuyên tạc sự thật trong cộng đồng hải ngoại và nội địa Việt Nam
Bài này đã được đăng trong Tài Liệu. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Responses to Liên Thành chạy tội giết dân Quỳnh Lưu cho cộng sản?

  1. Ông Liên Thành có đề cập gì về chuyện Quỳng Lưu đâu mà các ông cho là chạy tội cho cộng sản. Chính ông là người chủ trương tố cáo những người đã tham gia trong tội ác tảm sát đồng bào vô tội ờ Huế mà. Còn về ông Bửu Kiếm , Liên Thành đã yêu cầu đối thoại trực tiếp trên diển đàn chứ ông không chấp nhận nói chuyện với ma. Các ông nên coi lại đi.

    Thích

Bình luận về bài viết này