NỮ QUÂN NHÂN QLVNCH


NỮ QUÂN NHÂN QLVNCH

KBCHN: Nhân ngày 19 tháng 6 2011 sắp đến, tức là ngày Quân Lực VNCH, KBCHN sẽ lần lượt đăng tải các tài lệu về các quân trường, chiến sử các Quân Binh Chủng VNCH. Quý bạn mốn giới thiệu đơn vị vui lòng email thacmac52@yahoo.com. Nếu thấy bài viết này có giá trị vui lòng click vào RATE THIS (bên trái) dưới đề bài. KBCHN sẵn sàng nhận sửa đổi các chi tiết nếu độc giả cho biết chi tiết xác thật và được kiểm chứng. Trân trọng.

The women in uniform of ARVN are perhaps the ones who have been most forgotten and not mentioned at all during the Vietnam war. Today, many of the next Vietnamese generation didn’t know their existence in ARVN, their contribution and sacrifice they made in the defense of South Vietnam. This web page is a tribute to all the Women’s Armed Force Corps (WAFC) members who dutifully served in ARVN as the supporting roles, and in many cases even participating in the combat action. There were the wives of many ARVN soldiers who picked up rifles and fought side by side with their husbands in the trenches, when their camp (sort of Vietnam ALAMO) was under heavy attack, on the brink of being overran by the Viet Congs (It was a common practice for soldiers’ dependents living in the military remote outposts, especially at the Montagnard Ranger camps). For those women, they were known in ARVN as “the soldiers without serial numbers.” They fought, without salary, never expect any medals or rewards, and of course they didn’t have their own serial numbers like the other conscripts. All for their families’ safety well-being and surviving.

This slideshow requires JavaScript.

Thành lập vào năm 1965 (Trước đó có tên là Nữ Phụ Tá Xã Hội- LTS), văn phòng trưởng đoàn Nữ Quân Nhân và Trung Tâm Huấn Luyện đặt tại đường Nguyễn Văn Thoại, trước gọi là vùng rừng cao su, trước đài Phát Tuyến ngay trên ranh giới quận 10 và quận 11 Saigon, nay là đường Lý Thường Kiệt. Ranh giới thiên nhiên nguyên là một hồ dài và hẹp từ trước ra cuối Trung Tâm sau này được Công Binh Hoa Kỳ cho lấp bằng tráng nhựa làm mặt sân thêm rộng rãi.

Trưởng đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Chỉ Huy trưởng TTHL/NQN đầu tiên là Thiếu Tá Trần Cẩm Hương cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1975 nghỉ hưu đáo hạn tuổi, cấp bậc chị mang là Ðại Tá.

Trưởng Đoàn thứ hai và cuối cùng là chị Lưu Thị Huỳnh Mai, nguyên Thiếu Tá, Phân Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân Cơ Quan Trung Ương thuộc Bộ TTM được thuyên chuyển về văn phòng Trưởng Ðoàn NQN thăng cấp Trung Tá từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 thay thế Ðại Tá Trần Cẩm Hương từ ngày 1 tháng 4 năm 1975.

Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân đảm nhận việc tuyển mộ phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, tình nguyện gia nhập quân đội và huấn luyện căn bản quân sự như về tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn v.v… Nhiệm vụ Nữ Quân Nhân là không tác chiến nên chỉ được học ít giờ làm quen với vũ khí do Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đảm nhận.

Sau phần căn bản quân sự, tùy nhu cầu quân số do bộ TTM ấn định, khóa sinh tốt nghiệp sẽ được thụ huấn chuyên môn tại các trường Tổng Quản Trị, trường Quân Y, trường Hành Chánh Tài Chánh, trường Quân Nhu, trường Xã Hội v.v…

Ðến năm 1966, việc tuyển mộ Nữ Quân Nhân do các Trung Tâm Tuyển Mộ phụ trách và chuyển nữ tân binh đến Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân để trang bị và thụ huấn căn bản quân sự.

Nữ Quân Nhân được tuyển theo bằng cấp. Trung học đệ nhất cấp và Tú Tài I được huấn luyện trở thành Hạ sĩ quan trong quân đội(Trung Sĩ) cho đến năm sau mới có khóa sĩ quan đầu tiên từ những Hạ sĩ quan có bằng Tú tài hoặc tuyển mộ mới.

Cũng tùy theo nhu cầu quân số do Bộ TTM ấn định, việc tuyển mộ và huấn luyện NQN được tiếp tục phát triển hàng năm. Ðến năm 1968, lệnh tăng quân số cho phép tuyển mộ thêm NQN hàng binh sĩ, chỉ cần biết đọc biết viết và đầy đủ sức khỏe là được nhận tại các Trung tâm tuyển mộ và sau đó được chuyển đến trường Nữ Quân Nhân.

Thời gian huấn luyện căn bản quân sự cũng được rút ngắn còn trong vòng một tháng thay vì sáu tuần lễ như trước. Số binh sĩ này được sung vào ngành Kiểm Soát An Ninh và Tài Xế (Ưu tiên nhận các quả phụ tử sĩ).

Năm 1967, Văn Phòng Trưởng Ðoàn NQN được chuyển về Bộ TTM, trực thuộc Văn Phòng Tham Mưu Phó Nhân Viên, còn TTHL/NQN trở thành trường Nữ Quân Nhân trực thuộc Tổng Cục Quân Huấn như các trường và các Trung tâm Huấn Luyện khác của QLVNCH.

Trường NQN huấn luyện trong 10 năm các khóa Căn Bản Quân Sự cho binh sĩ, hạ sĩ quan (không nhớ được mấy khóa tất ca)Ư. Riêng về Sĩ Quan NQN thì được 7 khóa tốt nghiệp và đến nửa chừng khóa 8 thì biến cố 30.4.75 xẩy ra.

Ngoài ra trường NQN cũng huấn luyện thêm các khóa sau

Một khóa cho HSQ nguyên là Nữ Phụ Tá trước vốn chưa qua khóa căn bản quân sự nào từ ngày nhập ngũ.
Bốn khóa Căn Bản Sĩ Quan cho Nữ Ðiều Dưỡng Không Quân do Bộ Tư Lệnh Không Quân gửi đến.

Hai khóa Căn Bản Sĩ Quan cho Nữ Sĩ Quan cảnh Sát do Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát yêu cầu

Về quân phục của Nữ Quân Nhân thì từ năm 1969 về sau quân phục của NQN là mầu xanh da trời, lễ phục mầu trắng đồng kiểu với quân phục mầu xanh làm việc nhưng tay dài 3/4.

Quân phục nỉ mầu xanh thẫm cho các vùng lạnh. Lễ phục khi xuất ngoại vẫn là Worsted Kaki.

Tất cả NQN đều được phát một áo len đen dài tay để dùng khi trời trở lạnh, mặc ngoài quân phục xanh làm việc. Mũ NQN không còn mẫu Calo mà có kiểu như Nữ Chiêu Ðãi Viên hàng không, màu xanh thẫm. Nữ Quân Nhân mang giầy đen có gót cao 5 phân khi mặc quân phục làm việc hay lễ phục.

Nữ Quân Nhân để tóc ngắn, không dài quá cổ áo.

Thời gian thụ huấn tại trường NQN, khóa sinh phải mặc quân phục tác chiến, mũ vải, giầy vải đen có cổ. Cuối tuần xuất trại chị em được mặc thường phục.

Mỗi khóa sinh ngoài hai bộ quân phục tác chiến mặc khi thụ huấn, được may đo hai bộ quân phục xanh làm việc. Tại trường NQN, chị em được trang bị mũ, ví cầm tay mầu đen, huy hiệu đoàn NQN và một đôi giầy đen gót cao 5 phân trước khi mãn khóa.

Ðoàn Nữ Quân Nhân cũng được huấn luyện ở hải ngoại. Một số sĩ quan đã được đưa sang Hoa Kỳ để được thụ huấn trong các quân trường như Khóa Sĩ Quan Căn Bản Nữ Quân Nhân Lục Quân Hoa Kỳ tại Fort Mc Clellen, Alabama, Khóa Sĩ Quan cao cấp Nữ Quân Nhân Lục Quân Hoa Kỳ cũng tại Fort Mc Clellen, Alabama, khóa Dân Sự Vụ tại Fort Gordon, Georgia, khóa Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị tại Fort Bragg, North Carolina, các khóa về nhân viên, tuyển mộ, tổng quản trị tại Fort Benjamin Harrison, Indiana.

Riêng bốn khóa Nữ Ðiều dưỡng Không Quân sau khi tốt nghiệp Căn Bản Sĩ Quan tại trường NQN thì được Bộ Tư Lệnh Không Quân gửi đi thụ huấn nghiệp vụ tại Texas, Hoa Kỳ.

Cuối cùng thì trong đoàn đã có 5 Hạ Sĩ Quan nguyên làm thông dịch viên quân đội được đưa sang trường Nữ Quân Nhân Lục Quân Hoa Kỳ tại Fort Mc Clellen, Alabama để thụ huấn khóa sĩ quan căn bản. Khi về nước được thăng cấp Chuẩn Úy trước khi khóa 1 Sĩ Quan NQN mãn khóa.

Về tổ chức của Ðoàn NQN gồm có:

Một văn Phòng Trưởng Ðoàn trực thuộc Văn Phòng Tham Mưu Phó Nhân Viên của bộ TTM.
Trường Nữ Quân Nhân trực thuộc Tổng Cục Quân huấn bộ TTM
Các văn phòng Phân Ðoàn trưởng NQN Quân Ðoàn/ Vùng Chiến thuật trực thuộc các Bộ Tư Lệnh QÐ/VCT
Các Văn Phòng Phân Ðoàn Trưởng NQN Không Quân Hải quân trực thuộc các Bộ Tư lệnh Quân Chủng.
Các Văn Phòng Chi Ðoàn Trưởng NQN trực thuộc Bộ Tư Lệnh Tiểu Khu và Quân Chủng.
Nữ Quân Nhân phục vụ tại các đơn vị Quân Binh Chủng thuộc quân số các đơn vị ấy và chịu sự giám sát về quân phong quân kỷ của Chi Ðoàn Trưởng, Phân Ðoàn trưởng liên hệ.

Trước ngày 30.4.1975, quân số NQN trên lý thuyết là 10,000 người và đã thực hiện được trên 6,000. Riêng về Sĩ Quan thì có khoảng 600 kể cả cấp Chuẩn Úy.

Trên đây là những gì tôi nhớ và viết lại trong khoảng thời gian từ 1965 cho đến 30.4.1975 tôi phục vụ liên tục tại trường NQN. Tất nhiên là còn rất nhiều thiếu sót nên mong được sự bổ túc của chị em NQN ở hải ngoại. Xin liên lạc với chúng tôi ở số điện thoại (405) 691-0235.

Hồ Thị Vẻ

PHỤ NỮ TRONG QUÂN ÐỘI
Với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo nên bất cứ ở ngành nào, quân binh chủng nào, người NQN/ QLVNCH cũng đem hết khả năng để phục vụ nên đã có nhiều kinh nghiệm và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Chúng tôi đã vươn lên sau 10 năm, 20 năm để có thể ngang bằng với các cấp chỉ huy nam quân nhân mà nhận lãnh nhiều trọng trách ở hậu phương.

Nữ Quân Nhân chúng tôi đã có những chiến sĩ nhẩy dù gan dạ, những chiến sĩ trong các ngành truyền tin, tham mưu hay trong những nghề chuyên môn như y tá, nha tá, dược tá, chuyên viên thí nghiệm, tiếp huyết và các nữ điều dưỡng trong quân đội cũng như những người mang đến tình thương giáo dục cho các cô nhi của Tử Sĩ. Chúng tôi chỉ thua nam giới trong lãnh vực tác chiến vì qui chế của chúng tôi không ấn định.

Cuộc đời binh nghiệp của chúng tôi đang bình yên, đang cùng nam giới xây dựng một quân đội hùng mạnh, hậu phương và tiền tuyến cùng hoạt động nhịp nhàng thì có ai ngờ một ngày cuối tháng Tư đen đã làm sụp đổ tất cả những gì đã gầy dựng, làm dở dang mọi chương trình và kế hoạch đang trên đà thăng tiến của QLVNCH nói riêng và cả một chính thể VNCH nói chung.

Sau khi CS cưỡng chiếm miền nam, ngoài một số ít các chị may mắn thoát được, di tản sang Hoa Kỳ, còn phần đông chị em bị kẹt lại đã bị Cộng Sản lùa hết vào các “Trại Tập Trung Cải Tạo”. Kể sao cho hết những nỗi ê chề, đau khổ về tinh thần cũng như vật chất trong lao tù của CS. Chị em chúng tôi chịu đựng, người 2,3 năm kẻ 4,5 năm, chỉ tội một mình chị Cẩm Hương, người chị cả trong gia đình NQN, tuy tháng 4/75 đã nghỉ hưu mà vẫn bị CS cầm tù đến 10 năm trời. Khi được tha về một năm sau thì chị mất sau một cơn bạo bệnh.

Chị em chúng tôi lần lượt được thả về, đau đớn và chua xót làm sao khi nhà mình ở từ nhỏ đến giờ lại chỉ được ở với tư cách tạm trú và sau đó đều bị buộc phải đi vùng kinh tế mới của CS. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn lì bám lấy ngôi nhà cũ, mưu sinh nơi các chợ trời vì tên bị xóa trong sổ hộ khẩu. Thỉnh thoảng lại thấy một chị vắng mặt, vài tuần sau lại nhận được tin từ Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Thái Lan của các chị ấy báo tin lành… Tuy nhiên cũng có nhiều chị em không được may mắn như vậy. Có chị ra đi năm lần bẩy lượt lại cũng về chốn cũ, có khi im hơi lặng tiếng luôn trong lòng Ðại dương, có khi bị bắt lại mắc vòng lao lý dăm ba năm nữa. Nhưng chúng tôi vẫn không hề nản, cứ tiếp tục tìm cách ra đi cho đến ngày được tin chính phủ Hoa Kỳ can thiệp sẽ được ra đi trong các chương trình H.O.

Nay thì gần ba mươi năm trôi qua, chị em chúng tôi những kẻ còn lại hầu hết đã sang được bến bờ tự do nhưng vẫn không thể nào quên được một chặng đường lịch sử hãi hùng…

Remembering ARVN

WOMEN’S ARMED FORCE CORPS (WAFC)

The WAFC Training School, completd in March 1965 is commanded by Major Ho Thi Ve, a petite who, like Colonel Huong, began her career in the Women’s Auxiliary Corps. The lastest class of 60 completed the eight-week basic training course on March 7, 1970. In the center of the compound, the recruits gather early every morning for drill exercises and physical training. In class and on the range, the girls learn the structure of the armed forces, military customs, first aid, sanitation, and the use of weapons.

In October 1966 an officer training course was started. Officer candidates first complete the basic training course, then begin the 20-week officer training class. Seventy women are now enrolled. Subjects of the basic course are covered in more depth. The future officers also learn military tactics, leadership, public speaking, and military justice. Both enlisted and commissioned women then attend military schools for advanced training in whatever field they want to specialize in – signal corps work, social welfare, etc.

Each year seven top graduates are sent to the WAC School at Fort McClelland in Anniston, Alabama. Five take the basic training course for four months and two enroll for the six-month career course. Colonel Huong, who has attended both courses, finds them very helpful. “Our girls can see the organization of the American WAC which was established 35 years ago,” she says, “and being able to travel is an experience for them.”

After graduation and advanced training, the WAFCs are assigned to different units, usually close to their homes. Of the 4,000 WAFCs, 120 are attached to the Air Force, 45 to the Navy, and 16 to the Marines. The others are divided among the Army of the Republic of Vietnam (ARVN), the regular units and military units of the Regional Forces (RF) and the Popular Forces (PF). At the present time 1,200 WAFCs are based in Saigon area, 600 in I Corps Tactical Zone, 500 in II CTZ, 800 in III CTZ, and 900 in IV CTZ.

Regardless of the military branch they are assigned to, all are in support role, AWAFC with the Vietnamese Air Force, for example, would be a telephone operator or a social worker, not a fighter pilot. Two months ago several WAFCs completed the rugged ARVN Airborne School course. These daredevil girls will not be spending their careers dropping into combat zone, however. According to Major Ve, they took the course “for fun and for the value of the physical training.”

(Source: The above excerpt is part of the brochure “South Vietnam’s Women in Uniform “- Published by The Vietnam Council On Foreign Relations, unknown dated)

About Thiên Hạ Sự

Trang mạng lập nên để phản bác mọi xuyên tạc sự thật trong cộng đồng hải ngoại và nội địa Việt Nam
Bài này đã được đăng trong Muc Lục. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này